Khi bị sỏi túi mật, viêm túi mật, polyp túi mật… không ít người lo sợ về việc phải phẫu thuật cắt túi mật. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần phải cắt túi mật và nếu biết cách chăm sóc phù hợp thì mổ cắt túi mật không hề đáng sợ như bạn nghĩ.

Khi nào phải phẫu thuật cắt túi mật?

Phẫu thuật cắt túi mật thường chỉ thực hiện trong các trường hợp như:

- Sỏi túi mật kích thước quá lớn, chiếm 2/3 thể tích túi mật, gây ra biến chứng viêm túi mật, viêm đường mật với các triệu chứng đau quặn vùng hạ sườn phải, sốt, vàng da

- Viêm tụy cấp do sỏi mật, viêm túi mật cấp do mọi nguyên nhân.

- Túi mật bị viêm mạn tính, teo xẹp, thành dày mất khả năng co bóp, túi mật bị vôi hóa (túi mật sứ).

- Sỏi mật kèm theo bệnh tiểu đường, suy giảm miễn dịch.

- Polyp túi mật kích thước lớn hơn 1cm hay polyp có hình dạng bất thường, phát triển nhanh về kích thước hoặc số lượng sau một thời gian ngắn hoặc một số trường hợp mắc cả polyp túi mật và sỏi mật.

Sỏi gần đầy túi mật có thể gây biến chứng và cần phẫu thuật cắt túi mật

Sỏi gần đầy túi mật có thể gây biến chứng và cần phẫu thuật cắt túi mật

Bạn cần chuẩn bị gì trước phẫu thuật cắt túi mật?

Trước khi phẫu thuật cắt túi mật, bạn cần làm một số xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ như siêu âm bụng, chụp X-quang, xét nghiệm sinh hóa máu, đo điện tim,… Đồng thời, bạn cũng sẽ được lưu ý một số điều sau để có được ca phẫu thuật thành công:

- 1 ngày trước phẫu thuật: Bạn nên ăn các thức ăn mềm, lỏng để tiêu hóa dễ hơn, tránh bị đầy trướng, chậm tiêu.

- Đêm trước ngày phẫu thuật: Bạn nên tắm rửa sạch sẽ và đi ngủ sớm để có thể trạng tốt nhất. Tuyệt đối không ăn bất cứ thứ gì sau 12h đêm.

- 2 tiếng trước phẫu thuật: Hãy nhớ rằng không được ăn hoặc uống bất cứ thứ gì, kể cả uống nước.

Các phương pháp mổ cắt túi mật

Có hai phương pháp phẫu thuật cắt túi mật là: Cắt túi mật nội soi và cắt túi mật mổ hở.

Các phương pháp mổ cắt túi mật

Hình minh họa hai phương pháp cắt túi mật phổ biến hiện nay

Cắt túi mật nội soi

Đây là phương pháp thường được sử dụng hơn vì xâm lấn tối thiểu nên ít rủi ro, ít đau đớn và người bệnh có thể bình phục nhanh chóng sau phẫu thuật. Cắt túi mật nội soi thường mất từ ​​1–2 giờ và người bệnh có thể xuất viện ngay trong ngày.

Cắt túi mật nội soi khá an toàn và là phương pháp loại bỏ túi mật phổ biến nhất hiện nay

Cắt túi mật nội soi khá an toàn và là phương pháp loại bỏ túi mật phổ biến nhất hiện nay

Mổ hở cắt túi mật

Khoảng 10% trường hợp không thể áp dụng được phương pháp mổ nội soi như: Vị trí túi mật không rõ ràng qua hình ảnh nội soi, nguy cơ vỡ túi mật cao, người đã từng phẫu thuật vùng bụng, phụ nữ 3 tháng cuối thai kỳ, người có dị tật đường mật và túi mật… thì cần thiết phải sử dụng phương pháp mổ hở.

Trong phẫu thuật mổ hở truyền thống, bác sĩ thực hiện một vết cắt lớn (15 - 24cm) ở vùng bụng bên phải, dưới xương sườn để nhìn thấy gan và túi mật.

Phẫu thuật này cũng mất khoảng 1–2 giờ nhưng người bệnh cần thời gian bình phục lâu hơn so với phương pháp mổ nội soi.

Cắt túi mật có ảnh hưởng gì không?

Nhiều người bệnh thường lo lắng, không biết cắt túi mật có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không và liệu khi không còn túi mật thì có thể sống được bao lâu.

Thực tế, cắt túi mật không ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh, bạn vẫn có thể sống lâu như người khỏe mạnh.

Khi túi mật bị cắt bỏ, gan vẫn sẽ tiết dịch mật như bình thường, dịch mật không được dự trữ tại túi mật mà sẽ đi trực tiếp từ gan đến tá tràng để tiêu hóa thức ăn. Do đó, trong thời gian đầu bạn có thể bị các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như chán ăn, chậm tiêu, đau bụng, tiêu chảy, trào ngược dịch mật lên dạ dày, thực quản… Tuy nhiên, sau một thời gian, cơ thể dần thích ứng với việc không còn túi mật và việc tiêu hóa sẽ trở lại bình thường.

Trong một số ít trường hợp, người bệnh có thể gặp phải một số rủi ro biến chứng sau phẫu thuật cắt túi mật như: Nhiễm trùng, sưng đau vết mổ, xuất huyết, rò rỉ dịch mật, tổn thương đường mật hoặc tác dụng phụ của thuốc gây mê…

Chi phí phẫu thuật cắt túi mật

Chi phí mổ sỏi mật không giống nhau ở mỗi người, điều đó tùy thuộc vào phương pháp can thiệp (phẫu thuật nội soi hay mổ hở), bệnh viện thực hiện, thời gian phục hồi của người bệnh và cả việc bạn có được Bảo hiểm y tế chi trả hay không?

Những ca mổ tiêu hao nhiều vật tư y tế hoặc phải nằm lưu viện dài ngày chi phí thường cao hơn những ca mổ thông thường. Hơn nữa, ở mỗi cơ sở y tế cũng có mức phí khác nhau. Những cơ sở y tế tư nhân, chất lượng dịch vụ cao cấp sẽ có chi phí cao hơn.

Cụ thể, với những ca nội soi bình thường tại các bệnh viện công (Bệnh viện 108, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bình Dân…) sẽ có mức giá khoảng 10 triệu đồng (không có bảo hiểm y tế) và 8 triệu đồng (có bảo hiểm y tế). Còn nếu bạn được chỉ định mổ hở cắt túi mật, chi phí sẽ cao hơn, vào khoảng 12 triệu đồng (không có bảo hiểm y tế) và 11 triệu đồng (có bảo hiểm y tế).

Trường hợp bạn lựa chọn phẫu thuật tại bệnh viện tư nhân, chi phí cho một ca phẫu thuật cắt túi mật có thể lên đến trên 20 triệu đồng. Vì thế, tốt nhất người bệnh nên tới cơ sở y tế nơi mình thực hiện phẫu thuật để biết được thông tin chính xác.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt sau cắt túi mật giúp bạn nhanh hồi phục sức khỏe

Sau cắt túi mật người bệnh nên ăn cháo, súp lỏng

Sau cắt túi mật người bệnh nên ăn cháo, súp lỏng

Sau phẫu thuật, người bệnh nên uống nhiều nước, tối thiểu 2 lít nước/ ngày, bắt đầu bằng một ngụm nhỏ, sau đó tăng lên theo sức chịu đựng. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn hạn chế sự mất nước do biến chứng tiêu chảy sau cắt túi mật.

Những ngày đầu sau mổ chỉ nên ăn thức ăn dạng mềm lỏng, dễ tiêu, chia làm nhiều bữa trong ngày, ăn nhiều chất xơ và hạn chế ăn đồ dầu mỡ.

Bạn nên rời giường ngay khi được cho phép và đi lại nhẹ nhàng để máu lưu thông tốt hơn, tránh táo bón hoặc liệt ruột sau mổ, tuy nhiên không nên vận động mạnh và mang vác vật nặng trong thời gian khoảng 4 – 6 tuần sau mổ.

Khi chăm sóc vết mổ, bạn cũng cần lưu ý với người nhà cần rửa tay sạch bằng xà phòng để tránh nhiễm khuẩn. Trang phục mặc tại nhà nên rộng rãi, thoải mái đồng thời nên thay băng thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, người bệnh sau mổ cắt túi mật có thể sử dụng thêm các loại thảo dược tốt cho gan mật như: Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Chỉ xác, Nhân trần, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo để giúp tăng lưu thông đường mật, tăng chất lượng dịch mật, kháng khuẩn, kháng viêm, từ đó hỗ trợ làm giảm các biểu hiện khó chịu sau cắt túi mật như đau bụng, đầy trướng, chậm tiêu và phòng ngừa nguy cơ tái phát sỏi sau này.

Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như sốt cao trên 38 độ, nôn mửa hay đau quặn bụng không giảm, vết mổ sưng tấy, mưng mủ, vô niệu trong 2-3 ngày… thì bạn cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Nắm được những thông tin cần thiết về mổ cắt túi mật sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất và biết cách chăm sóc sức khỏe để có thể nhanh chóng bình phục sau phẫu thuật.

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật