Polyp túi mật là gì, có nguy hiểm không, cần ăn uống, điều trị thế nào và khi nào phải cắt bỏ túi mật? Đó là những băn khoăn của nhiều người bệnh khi tình cờ phát hiện “những vị khách không mời” này trong túi mật. Đừng lo lắng, hãy đọc kỹ bài viết dưới đây, bạn sẽ có câu trả lời thỏa đáng.

Polyp túi mật không thể tự hết, tự biến mất nhưng lại có thể không cần thiết phải chữa trị

Polyp túi mật không thể tự hết, tự biến mất nhưng lại có thể không cần thiết phải chữa trị

Polyp túi mật là gì?

Polyp túi mật là những khối u thật hoặc giả u mọc ra từ lớp niêm mạc thành trong của túi mật với tỷ lệ trên 95% là dạng lành tính. Bản chất của polyp có thể do sự lắng đọng của cholesterol (40 - 70%), viêm hoặc do sự phì đại lớp mô cơ thành túi mật tạo nên các khối thừa. Tuy nhiên, cũng có trường hợp polyp túi mật là những khối u ác tính chứa các tế bào ung thư.

Polyp túi mật gặp chủ yếu ở người trưởng thành và không có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ mắc giữa nam và nữ. Thông thường 1 túi mật chỉ có 1 polyp - gọi là đơn polyp, nhưng sẽ nguy hiểm hơn nếu có nhiều polyp mọc thành dải hoặc riêng rẽ trên thành túi mật - đa polyp.

Nguyên nhân gây polyp túi mật là gì?

Đến nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến bệnh polyp túi mật, nhưng các chuyên gia cho rằng, một số yếu tố nguy cơ thuận lợi hình thành polyp túi mật bao gồm: tuổi tác (trên 50 tuổi), tình trạng thừa cân, béo phì, đường máu cao, chế ăn nhiều dầu mỡ (polyp cholesterol), rối loạn chức năng gan - mật (sỏi mật, nhiễm vi rút viêm gan…) hoặc có thể do di truyền.

Triệu chứng polyp túi mật?

Hầu hết các trường hợp mắc polyp túi mật không có triệu chứng. Chỉ có khoảng 6 – 7% người bệnh polyp túi mật bị đau tức hạ sườn phải hoặc đau vùng trên rốn, buồn nôn, khó tiêu, đầy trướng bụng,... khá giống các triệu chứng của sỏi túi mật. Nguyên nhân của tình trạng này là do những mảng cholesterol ở niêm mạc túi mật bị bong ra, làm cản trở sự lưu thông của dịch mật, gây nên các triệu chứng kể trên

Đau bụng, đầy trướng là những triệu chứng có thể xảy ra  ở người bệnh polyp túi mật 

Đau bụng, đầy trướng là những triệu chứng có thể xảy ra  ở người bệnh polyp túi mật 

Tuy nhiên, do phần lớn người bệnh polyp túi mật không có triệu chứng đặc trưng nên căn bệnh này thường được phát hiện tình cờ khi người bệnh đi khám các bệnh lý khác hoặc kiểm tra sức khỏe tổng thể.

Polyp túi mật có nguy hiểm không?

Mặc dù không thể tự hết. tự tiêu tan nhưng phần lớn polyp túi mật là lành tính (không ung thư), thậm chí còn được ví như những cục thịt thừa tại thành trong của túi mật. Nhưng bạn có biết, sự có mặt của các bệnh mắc kèm khác như: viêm đường mật, xơ dính nguyên phát, tiểu đường.. có thể biến những cục thịt thừa này trở nên “đáng sợ”.

Hơn nữa, vẫn có một tỷ lệ nhỏ (khoảng 5%) là các polyp ác tính chứa tế bào ung thư, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, khối u sẽ tiến triển nhanh, di căn và đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Nhận biết polyp túi mật ác tính qua những dấu hiệu nào?

Bác sĩ sẽ biết được vị trí, kích thước và hình thái của polyp qua siêu âm, chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) hoặc quét chụp cắt lớp vi tính (CT scan) và dựa vào các kết quả này để dự đoán nguy cơ polyp tiến triển ác tính.

Bác sĩ sẽ biết được vị trí, kích thước và hình thái của polyp qua siêu âm,

Bác sĩ sẽ biết được vị trí, kích thước và hình thái của polyp qua siêu âm,

Các trường hợp có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư túi mật bao gồm:

  • Polyp kích thước lớn hơn 10 mm, đặc biệt lớn hơn 15 mm thì chứa đến 46 - 70% tế bào ung thư và cần phẫu thuật ngay.
  • Trường hợp đa polyp hoặc đơn polyp nhưng có sự phát triển nhanh về số lượng và kích thước polyp sau vài tháng.
  • Polyp thường xuyên gây đau và viêm túi mật
  • Polyp có hình thái bất thường: chân lan rộng, hình dáng xù xì
  • Những người mắc kèm các bệnh lý rối loạn chức năng gan - mật khác

Phương pháp điều trị

Tùy thuộc vào kích thước polyp và triệu chứng của người bệnh mà bác sĩ có thể cân nhắc 2 phương pháp điều trị sau:

Theo dõi định kỳ

Với các polyp túi mật kích thước dưới 10mm có nguy cơ tiến triển thành ung thư khá thấp nên bác sĩ thường yêu cầu kiểm tra định kỳ để theo dõi sự phát triển về kích thước, số lượng và hình thái polyp. Cụ thể như sau:

  • Polyp nhỏ hơn 5 mm: thường là polyp cholesterol, cần siêu âm định kỳ 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần.
  • Polyp kích thước từ 6 – 9 mm: siêu âm theo dõi 3 tháng/lần và khi ổn định có thể kéo dài lên 1 năm/ lần.

Nhưng nếu có dấu hiệu bất thường như buồn nôn, nôn, đau bụng và ngày càng tăng nặng hơn, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra ngay mặc dù chưa đến lịch tái khám.  

Phẫu thuật cắt túi mật

  • Polyp lớn hơn 10 mm: Có nguy cơ chuyển biến ác tính, cần theo dõi chặt chẽ và cân nhắc phẫu thuật
  • Polyp kích thước 18 – 20 mm: Là những khối u ác tính nên cần phải phẫu thuật cắt túi mật ngay. Bên cạnh việc cắt túi mật, các bác sĩ có thể cắt bỏ hạch bạch huyết và một phần gan ở vị trí lân cận để phòng ngừa di căn.
  • Polyp có tiến triển ác tính trong thời gian theo dõi (tăng nhanh về số lượng và kích thước, hình dáng bất thường)

Mắc bệnh polyp túi mật nên ăn gì, kiêng gì?

Một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ giúp người bệnh polyp túi mật giảm thiểu các cơn đau bụng, đầy trướng, khó tiêu mà còn góp phần làm chậm quá trình phát triển của polyp. Nhiều chuyên gia khuyên rằng, để polyp “ngủ yên” bạn nên lưu ý những điều sau:

- Ăn nhiều rau củ quả tươi như rau chân vịt, súp lơ xanh, củ cải đường, quả nho, ớt chuông, cam, nho, táo, …

- Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt (lúa mì, lúa mạch, yến mạch, gạo lứt, vừng đen)

- Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều cholesterol như đồ ăn chiên xào, thịt mỡ, da động vật, thịt đỏ (thịt bò, thịt trâu,..). Thay vào đó, bạn nên lựa chọn thịt trắng như thịt gà, cá biển, các chất béo tốt có trong quả bơ, dầu oliu, quả hạch (óc chó, hạnh nhân)...

- Hạn chế sử dụng rượu, bia, cà phê, thuốc lá, đồng thời uống 2 - 2,5 ;ít nước/ ngày (nước lọc, nước ép hoa quả, nước canh…)

- Hạn chế đồ ngọt; bánh kẹo, đồ hộp, sữa nguyên kem. Nhưng sữa tách béo, sữa hạt là những lựa chọn tốt bạn có thể yên tâm sử dụng.

Polyp túi mật không phải là căn bệnh quá nguy hiểm bởi tỷ lệ lành tính chiếm hầu hết các trường hợp. Vì vậy, đừng quá lo lắng khi bạn phát hiện căn bệnh này. Hãy bình tĩnh thay đổi lối sống, thăm khám định kỳ thường xuyên kết hợp với bài thuốc cổ truyền từ 8 thảo dược tự nhiên giúp lợi mật, hỗ trợ tăng cường chức năng gan như Sài hồ, Chi tử, Uất kim, Hoàng bá, Nhân trần, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo, Chỉ xác cũng là giải pháp hay cho người polyp túi mật.

Tham khảo:

https://tuoitre.vn/chan-doan-va-xu-tri-polyp-tui-mat-20181023160713326.htm

https://suckhoedoisong.vn/khi-nao-can-cat-bo-polyp-tui-mat-n121487.html

https://soimat.vn/bai-viet/thong-tin-benh/polyp-tui-mat--nhung-thac-mac-thuong-gap.html

https://soimat.vn/bai-viet/thong-tin-benh/nhung-dang-polyp-tui-mat-va-khoi-u-tui-mat-thuong-gap.html

https://pembehanim.com/su-nguy-hiem-tu-polyp-tui-mat/

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật