Sỏi đường mật là dạng sỏi mật khó điều trị nhất, diễn biến triệu chứng phức tạp và biến chứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì thế, nắm được 6 vấn đề quan trọng nhất được đúc kết lại trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu bệnh và có giải pháp điều trị bệnh sỏi đường mật phù hợp nhất cho bản thân.

 

Sỏi đường mật dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị sớm

Sỏi đường mật dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị sớm

Sỏi đường mật là gì?

Sỏi đường mật là sỏi được hình thành trong đường ống dẫn mật từ gan xuống ruột non, thường là sỏi sắc tố hoặc sỏi hỗn hợp, rất hiếm gặp sỏi cholesterol. 

Tùy vào vị trí và tính chất mà sỏi ở đường mật được phân loại như sau:

  • Theo vị trí hình thành sỏi: Sỏi đường mật trong gan (sỏi gan), sỏi đường mật ngoài gan (sỏi ống mật chủ).
  • Theo tính chất của sỏi: Sỏi viên, sỏi bùn đường mật.

Tại sao bị sỏi đường mật?

Sỏi trong đường mật chủ yếu hình thành do 3 nguyên nhân chính. 

1. Dư thừa bilirubin trong dịch mật 
Điều này có thể do chức năng gan suy giảm khiến chất lượng dịch mật sản xuất từ gan không đảm bảo, lâu ngày tích tụ tạo thành sỏi đường dẫn mật. Ngoài ra có thể do một số bệnh lý khác như bệnh thiếu máu tan máu, hồng cầu hình liềm, tác dụng phụ của thuốc, thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai...

2. Vận động đường mật kém 

Khiến dịch mật ứ trệ lâu ngày và tích tụ tạo thành sỏi đường ống dẫn mật. 

3. Nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng

Thường do chế độ ăn chưa đảm bảo vệ sinh, ăn đồ sống (rau sống, tiết canh, gỏi…), không tẩy giun định kỳ… Giun sán có thể di chuyển từ ruột non lên đường mật, sau khi chết thì xác của chúng trở thành nhân sỏi. Đây cũng là lý do sỏi đường mật là loại sỏi mật cực khó để bào mòn.

Người bị sỏi đường mật cần một giải pháp tác động toàn diện trên 3 nguyên nhân hình thành sỏi để điều trị dứt điểm bệnh lý này. Hãy liên hệ ngay với chuyên gia để nhận tư vấn giải pháp phù hợp nhất.

ĐT 218.png

Biểu hiện của sỏi đường mật là gì?

Triệu chứng sỏi đường mật chỉ xuất hiện nếu sỏi gây tình trạng bán tắc mật, còn lại đa phần người bệnh không thấy có dấu hiệu rõ ràng (trừ sỏi gan). Đặc điểm này cũng khiến nhiều người bệnh chủ quan không điều trị sớm, đến khi sỏi gây biến chứng nặng thì hiệu quả chữa bệnh cũng giảm đi nhiều, gây tốn kém thời gian và tiền bạc hơn.

Một số triệu chứng điển hình của sỏi đường mật là đau tức hạ sườn phải, đầy trướng, khó tiêu, chán ăn, sợ mỡ, buồn nôn, sốt, vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng, phân bạc màu… Tùy từng trường hợp mà mức độ triệu chứng có thể nhẹ nhàng hoặc nghiêm trọng.

Làm sao để chẩn đoán sỏi đường mật?

Siêu âm sỏi đường mật là giải pháp đầu tiên được chỉ định để chẩn đoán bệnh lý này. Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng thêm nội soi mật tụy ngược dòng (vừa chẩn đoán, vừa lấy sỏi) hay những hình ảnh sỏi đường mật từ chụp CT, chụp cộng hưởng từ để kết luận.

ERCP (nội soi mật tụy ngược dòng) sẽ giúp chẩn đoán bệnh sỏi đường mật

ERCP (nội soi mật tụy ngược dòng) sẽ giúp chẩn đoán bệnh sỏi đường mật

Sỏi đường mật có nguy hiểm không?

Câu trả lời là có. Nhiều chuyên gia nhận định sỏi đường mật có nguy hiểm và là dạng sỏi dễ gây biến chứng. Đặc biệt, các biến chứng sỏi đường mật như viêm đường mật, viêm tụy cấp, nhiễm trùng máu, xơ gan… đều là những biến chứng cần được nhập viện cấp cứu, nếu không có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

Có những cách điều trị sỏi đường mật nào?

Sỏi đường mật có thể được điều trị bằng thảo dược, nội soi mật tụy ngược dòng, mổ hở hoặc nội soi lấy sỏi. Riêng với bệnh này, bác sĩ rất ít kê thuốc Tây tan sỏi bởi chúng chỉ có hiệu quả với sỏi cholesterol, trong khi sỏi đường mật lại chủ yếu là sỏi sắc tố.

Mỗi phương pháp sẽ có ưu nhược điểm riêng và được áp dụng trong các trường hợp khác nhau. Cụ thể như sau.

Sử dụng thảo dược

Phương pháp này thường được áp dụng cho những người bị sỏi đường mật chưa có biến chứng. Ưu điểm của việc sử dụng thảo dược là an toàn, có thể tác động lên nhiều nguyên nhân sinh sỏi, từ đó mang lại hiệu quả cao. 

Hiện nay có rất nhiều thảo dược được truyền miệng có tác dụng bào mòn sỏi đường mật. Nhưng qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học thấy rằng chỉ có 8 thảo dược quý: Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo là mang lại hiệu quả tốt trên sỏi đường mật. Có được hiệu quả này là nhờ chúng có thể tác động toàn diện trên hệ thống gan mật, ngăn chặn đồng thời 3 nguyên nhân chính gây sỏi trong đường mật.

  1. Tăng cường chức năng gan => Cải thiện chất lượng dịch mật, tránh tình trạng dư thừa bilirubin (sắc tố mật), giảm triệu chứng do sỏi đường mật gây ra, ngăn sỏi tái phát.
  2. Tăng vận động đường mật => Tránh tình trạng ứ trệ dịch mật tạo sỏi đường dẫn mật, tăng cơ hội bào mòn và đào thải sỏi ra ngoài.
  3. Kháng khuẩn, kháng viêm => Tránh biến chứng sỏi đường mật.

Tác dụng của bài thuốc 8 thảo dược quý trong hỗ trợ điều trị sỏi đường mật

Tác dụng của bài thuốc 8 thảo dược quý trong hỗ trợ điều trị sỏi đường mật

Nội soi mật tụy ngược dòng ERCP

Phương pháp lấy sỏi đường mật bằng ERCP thường được bác sĩ chỉ định với những trường hợp sỏi đường mật ngoài gan nhỏ nhưng đã gây biến chứng, mắc kèm sỏi đường mật và sỏi túi mật… Với phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa ống nội soi qua đường miệng, sau đó dựa vào sự chênh lệch áp suất để kéo sỏi đường ống dẫn mật ra ngoài.

Ưu điểm của ERCP là vừa có độ xâm lấn tối thiểu, ít đau, ít chảy máu. Tuy nhiên, vẫn có một vài biến chứng có thể xảy ra sau khi thực hiện ERCP như đau rát cổ họng, chảy máu đường mật, viêm đường mật… hay rủi ro sót sỏi mật vẫn còn xảy ra với tỷ lệ khá cao.

Nội soi tán sỏi đường mật

Phương pháp này thường được kết hợp với nội soi cắt túi mật, người bệnh ít đau, vết mổ có thẩm mỹ cao, thời gian hồi phục nhanh. Tuy nhiên, sau khi tán sỏi thành nhiều mảnh nhỏ và đưa ra ngoài qua ống nội soi, vẫn có tỷ lệ nhất định người bệnh bị sót sỏi, viêm đường mật, thấm mật phúc mạc, chảy máu đường mật…

Nếu bạn vô tình phát hiện bị sỏi đường mật nhưng chưa có triệu chứng, hãy có biện pháp điều trị sớm để ngăn sỏi gây biến chứng và phải phẫu thuật. Liên hệ ngay với chuyên gia để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất với bản thân nhé.

ĐT 218.png

Mổ  lấy sỏi đường mật

Chỉ định mổ sỏi đường mật thường áp dụng với trường hợp cấp cứu do sỏi gây biến chứng nặng, sỏi kích thước quá lớn không thực hiện nội soi mật tụy ngược dòng được… Tùy vào tình trạng cụ thể của người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định mổ nội soi hay mổ hở, nặng hơn là phẫu thuật cắt một phần gan nếu sỏi quá nhiều và nằm tại những vị trí hiểm hóc.

Sau mổ sỏi đường mật, biến chứng trên tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, đầy trướng, khó tiêu…) và nguy cơ sỏi tái phát là 2 vấn đề nan giải nhất với nhiều chuyên gia gan mật. Để ngăn ngừa tình trạng này, người bệnh cần duy trì chế độ ăn khoa học với một số lưu ý như giảm chất béo, tăng dần lượng rau xanh cũng như tập thể dục thể thao vừa sức, tốt nhất là 30 phút mỗi ngày. 

Ngoài chế độ ăn và tập luyện, người bệnh cũng nên tham khảo sử dụng thêm bài thuốc từ 8 thảo dược quý Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo để phòng ngừa sỏi tái phát.

Sỏi đường mật tuy nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm và có giải pháp phù hợp. Quan trọng nhất, người bệnh vẫn nên áp dụng một chế độ ăn khoa học, tập thể dục thể thao cũng như tham khảo sử dụng thêm thảo dược để đạt hiệu quả bài sỏi tốt nhất.

Nguồn tham khảo: healthline.com, nytimes.com, slideshare.net

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật