Bệnh sỏi mật có nguy hiểm không là lo lắng chung của nhiều người bệnh. Trong bài viết dưới đây, BS Dương Xuân Nhương - Chủ nhiệm khoa Nội tiêu hóa, bệnh viện Quân y 103 - sẽ giải đáp cho bạn câu hỏi này và gợi ý cách giảm rủi ro khi mắc bệnh sỏi mật.

Biết được sỏi mật có nguy hiểm không giúp người bệnh không chủ quan và tích cực điều trị ngay khi phát hiện

Biết được bệnh sỏi mật có nguy hiểm không giúp người bệnh không chủ quan và tích cực điều trị ngay khi phát hiện

Giải đáp “Bệnh sỏi mật có nguy hiểm không?”

Theo TS.BS Dương Xuân Nhương (Chủ nhiệm khoa Nội tiêu hoá, viện quân y 103):Sỏi mật là bệnh lý nguy hiểm vì có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm túi mật, tắc nghẽn đường mật, viêm tụy cấp, ung thư túi mật, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh”.

Sự nguy hiểm của sỏi mật còn xuất phát từ 2 nguyên nhân sau:

  • Bệnh tiến triển âm thầm: Khoảng 80% trường hợp sỏi mật không có triệu chứng điển hình. Nếu có triệu chứng cũng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác như bệnh dạ dày… Do đó, rất nhiều người bệnh chỉ đến khám khi sỏi đã gây biến chứng nghiêm trọng. Khi này, việc điều trị sỏi mật sẽ khó khăn hơn và người bệnh cũng gặp nhiều rủi ro hơn.
  • Nguyên nhân gây bệnh phức tạp: Nguyên nhân sỏi mật không chỉ có 1 mà là sự hội tụ của nhiều yếu tố như suy giảm chức năng gan, vận động đường mật kém, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng. Do đó, muốn điều trị triệt để không phải dễ dàng. Rất nhiều trường hợp đã can thiệp lấy sỏi hay phẫu thuật cắt túi mật nhưng sỏi vẫn tái phát ở vị trí khác trong hệ thống đường dẫn mật.

Việc nắm bắt rõ mức độ nguy hiểm của bệnh và điều trị tích cực ngay từ khi sỏi chưa có biến chứng là giải pháp tối ưu nhất giúp người bệnh giảm rủi ro và bảo toàn túi mật.

Sỏi mật có thể gây nhiều biến chứng nếu bạn chủ quan với bệnh

Sỏi mật có thể gây nhiều biến chứng nếu bạn chủ quan với bệnh

Các biến chứng của bệnh sỏi mật

Các biến chứng của bệnh sỏi mật (sỏi túi mật, sỏi đường mật) bao gồm: Viêm túi mật cấp, viêm mủ đường mật, viêm tụy cấp, nhiễm trùng huyết, ung thư túi mật. Dưới đây là thông tin cụ thể và dấu hiệu nhận biết các biến chứng này:

Viêm túi mật cấp

Biến chứng này xảy ra khi sỏi di chuyển và làm tổn thương niêm mạc thành túi mật hoặc sỏi khiến dịch mật bị ứ trệ tại túi mật. Lúc này, các chất độc trong dịch mật dễ tích tụ lại gây viêm túi mật.

Biến chứng viêm túi mật cấp có thể khiến người bệnh gặp những cơn đau kéo dài hàng giờ ở vùng hạ sườn phải, thậm chí lan dần sang bả vai. Thêm vào đó, người bệnh thường bị sốt cao trên 38 độ C, tức ngực, khó thở, tim đập nhanh, da vàng.

Nguy hiểm hơn, viêm túi mật cấp tái phát nhiều lần có thể chuyển thành viêm túi mật mạn tính hoặc thủng túi mật. Dịch mật lúc này sẽ tràn vào vùng bụng gây viêm phúc mạc và có thể dẫn đến tử vong. Vì thế, viêm túi mật cấp luôn là biến chứng được bác sĩ cảnh báo đầu tiên khi người bệnh hỏi bị sỏi túi mật có nguy hiểm không.

Hiện nay có nhiều phương pháp để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm do bệnh sỏi mật gây ra. Để nhận được tư vấn cách làm tan sỏi, tránh biến chứng hiệu quả nhất với bạn, hãy liên hệ với chuyên gia gan mật theo số hotline 0981 238 218.

ĐT-218.jpg

Viêm mủ đường mật

Thống kê của Bộ Y Tế cho thấy, hơn 70% trường hợp viêm mủ đường mật là do sỏi mật gây ra. Nguyên nhân là do sỏi làm tổn thương đường mật, gây ứ trệ dịch mật và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm đường mật.

Khi bị biến chứng này, người bệnh sẽ có những triệu chứng khó chịu như đau dữ dội vùng hạ sườn bên phải, cứng cơ thượng vị. Cơn đau có thể lan ra vùng ngực, sau lưng, thậm chí lan lên bả vai trái kèm sốt cao, mệt mỏi và vàng da, vàng mắt.

Viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp xảy ra khi sỏi đường mật trong gan hoặc sỏi ống mật chủ di chuyển đến ngã ba mật tụy và làm tắc ống dẫn tụy. Dịch tuỵ không lưu thông được và quay trở lại tiêu hoá chính tạng này khiến chức năng tuyến tụy bị tổn thương nghiêm trọng. 

Viêm tụy cấp là biến chứng cấp cứu, có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Nếu may mắn thoát viêm tuỵ cấp, người bệnh vẫn phải đối diện với nguy cơ bị tiểu đường type 2 - căn bệnh đến giờ vẫn chưa thể trị khỏi hoàn toàn.

Khi bị viêm tụy cấp, người bệnh sẽ gặp những cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội ở khu vực giữa xương ức và rốn. Mức độ đau sẽ tăng hơn khi ăn no và có thể đau lan ra vùng lưng. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ thấy chán ăn, ăn không ngon và mệt mỏi, sốt, tiêu chảy kéo dài.

Viêm tụy cấp là 1 trong các biến chứng nguy hiểm nhất do sỏi mật gây ra

Viêm tụy cấp là 1 trong các biến chứng nguy hiểm nhất do sỏi mật gây ra

Nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết là hệ quả khi sỏi mật gây biến chứng viêm túi mật, viêm đường mật nhưng không được điều trị kịp thời. Lúc đó, người bệnh có thể gặp những vấn đề như choáng nhiễm trùng kèm theo viêm phúc mạc mật, viêm túi mật hoại tử và có nguy cơ tử vong.

Khi sỏi mật gây biến chứng nhiễm trùng huyết, người bệnh có thể bị đau đột ngột ở vùng bụng dưới xương sườn phải, vùng bả vai phải hoặc giữa hai bả vai. Kèm theo đó là sốt cao trên 38 độ, rối loạn tiêu hóa, ớn lạnh, đổ mồ hôi, bồn chồn, mệt mỏi và nôn mửa.

Ung thư túi mật

Đây là biến chứng có mức độ nghiêm trọng, tuy hiếm gặp nhưng không thể không nhắc đến nếu hỏi sỏi trong túi mật có nguy hiểm không. Theo thống kê, 75 – 90% người bệnh ung thư túi mật từng bị sỏi mật trước đó. 

Ung thư túi mật sẽ khiến người bệnh thấy đau bụng bất thường từ khu vực dưới sườn phải và lan ra cả vùng bụng, bụng cứng và đầy trướng. Ngoài ra, người bệnh có thể bị giảm cân (>10% trọng lượng cơ thể) mà không rõ nguyên nhân kèm theo mệt mỏi, sốt, nôn ra dịch mật màng vàng, vàng mắt, vàng da.

Ung thư túi mật nếu không phát hiện kịp thời có thể ảnh hưởng đến chức năng của các bộ phận khác như phổi (người bệnh có thể ho ra máu, khó thở, tràn dịch màng phổi), xương (dễ bị gãy xương bệnh lý, đau xương), gan, não (dễ bị động kinh, rối loạn ý thức, liệt)…

Cách đẩy sỏi mật ra ngoài hiệu quả, ngừa biến chứng

Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của sỏi mật cũng như tránh phải phẫu thuật mổ lấy sỏi hay cắt túi mật, người bệnh cần áp dụng chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên tập thể dục đều đặn, sử dụng thảo dược và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ (nếu có).

Về thảo dược: Bạn nên sử dụng những thảo dược đã được nghiên cứu chứng minh có hiệu quả hỗ trợ điều trị sỏi mật như:

  • Uất kim, Chi tử, Kim tiền thảo giúp tăng vận động đường mật, tăng co bóp túi mật, nhờ đó hỗ trợ tống đẩy sỏi mật ra ngoài.
  • Hoàng bá, Sài hồ giúp kháng khuẩn, kháng viêm, nhờ đó ngăn sỏi gây biến chứng trên gan mật.
  • Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác giúp tăng cường chức năng gan, lợi mật, giúp bào mòn sỏi mật và ngăn sỏi mới hình thành.

Nhiều chuyên gia đánh giá sự kết hợp của 8 thảo dược quý kể trên đã tạo ra bước đột phá mới, giúp người bệnh thoát sỏi tại nhà, không cần lo lắng sỏi mật có chữa được không hay sợ phải phẫu thuật nữa. 

Bài thuốc 8 thảo dược đã có nghiên cứu giúp bào mòn sỏi mật, ngăn sỏi gây biến chứng

Bài thuốc 8 thảo dược đã có nghiên cứu giúp bào mòn sỏi mật, ngăn sỏi gây biến chứng

Về chế độ ăn uống: Người bệnh sỏi mật nên ăn đủ bữa, ăn chín uống sôi, bổ sung thêm thực phẩm tốt cho hoạt động của gan mật như rau củ quả chứa nhiều chất xơ, vitamin, các loại chất béo tốt từ cá, dầu thực phẩm… Đồng thời bạn cũng nên hạn chế các loại thực phẩm làm tăng cholesterol và nguy cơ hình thành sỏi mật.

Xem thêm: Bệnh sỏi mật không nên ăn gì, nên ăn gì?

Về luyện tập thể dục thể thao: Bạn nên tập luyện tối thiểu 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần. Điều này vừa giúp tăng vận động đường mật, tránh dịch mật bị ứ trệ tạo sỏi, vừa giúp duy trì cân nặng phù hợp - tránh thừa cholesterol gây sỏi cholesterol.

Về thuốc điều trị: Bạn chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Bởi các thuốc làm tan sỏi mật Tây Y hiện nay có khá nhiều tác dụng phụ. Nếu dùng không cẩn thận, không những sỏi không giảm kích thước mà còn gây hại cho hệ tiêu hóa.

Giải đáp các câu hỏi liên quan đến sự nguy hiểm của sỏi mật

Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến vấn đề bệnh sỏi mật có nguy hiểm không và lời giải đáp ngắn gọn từ chuyên gia:

Sỏi mật nhiều có nguy hiểm không?

Sỏi mật hình thành càng nhiều, kích thước sỏi càng lớn thì càng nguy hiểm vì dễ gây tình trạng tắc mật, khiến túi mật và đường mật càng nhanh suy giảm chức năng, thậm chí thấm dịch mật ra máu gây rủi ro cho tính mạng người bệnh.

Sỏi túi mật có nguy hiểm không? Sỏi túi mật có tự hết không?

Sỏi túi mật đa phần không thể tự tan hết, do đó nếu chủ quan không điều trị sớm, sỏi sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm túi mật, tắc nghẽn đường mật, ung thư túi mật... khiến người bệnh phải cắt túi mật.

Mức độ nguy hiểm của sỏi túi mật có thể thay đổi theo kích thước và việc sỏi đã gây biến chứng ra sao. Cụ thể bạn có thể xem thêm các bài viết sau.

Kích thước sỏi túi mật càng lớn, rủi ro biến chứng càng cao

Kích thước sỏi túi mật càng lớn, rủi ro biến chứng càng cao

Sỏi túi mật ở trẻ em có nguy hiểm không?

Dù ở bất kỳ đối tượng nào, người lớn hay trẻ em thì sỏi túi mật đều nguy hiểm và có thể gây biến chứng bất ngờ. Đây cũng đối tượng khó uống thuốc, khó ăn uống kiêng khem nên sỏi lại có nguy cơ dễ tăng nhanh kích thước.

Sỏi bùn túi mật có nguy hiểm không?

Sỏi bùn túi mật nguy hiểm vì 2 đặc tính: Nhanh tăng kích thước và nhanh gây viêm túi mật. Điều này khiến người bệnh phải phẫu thuật loại bỏ túi mật và có thể chấp nhận chung sống với những di chứng trên gan mật lâu dài.

Viêm sỏi mật có nguy hiểm không?

Sỏi mật gây viêm có nguy hiểm vì dễ khiến túi mật mất chức năng, giãn đường mật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động hệ thống gan mật.

Đau sỏi mật có nguy hiểm không?

Cơn đau sỏi mật được đánh giá là nguy hiểm nếu kéo dài trong nhiều giờ với mức độ tăng nặng, dùng thuốc giảm đau không đỡ… Đây cũng là dấu hiệu sỏi đã gây biến chứng nguy hiểm, cần nhập viện để xử trí.

Trong trường hợp bị đau bụng mật nhẹ, người bệnh cũng không nên chủ quan vì sỏi luôn có xu hướng phát triển theo thời gian. Điều trị ngay từ khi có dấu hiệu nhẹ sẽ giúp giảm nguy cơ phải cắt túi mật tốt hơn.

Đừng chờ sỏi mật gây đau mới điều trị

Đừng chờ sỏi mật gây đau mới điều trị

Mổ sỏi mật có nguy hiểm không?

Mổ sỏi mật là một trong những phẫu thuật ngoại khoa đơn giản và ít nguy hiểm nhất. Tuy nhiên người bệnh vẫn gặp 1 số rủi ro như đau đớn, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, đầy trướng, chậm tiêu) và sỏi tái phát sau mổ.

Sỏi mật khi nào phải mổ?

Nếu sỏi đã gây biến chứng nghiêm trọng thì mổ sỏi mật là chỉ định cuối cùng để giải quyết tình thế, tránh rủi ro cho người bệnh. Tuy nhiên nếu sỏi chưa biến chứng, chưa gây đau đớn quá nhiều thì người bệnh chưa cần phải phẫu thuật ngay. Thay vào đó, người bệnh có thể áp dụng các cách tan sỏi không mổ đã được đề cập trong phần 3 của bài viết

Xem thêm: Tổng hợp các phương pháp điều trị sỏi mật

Hy vọng với chia sẻ trong bài viết này, người bệnh sẽ giải đáp được thắc mắc bệnh sỏi mật có nguy hiểm không. Nếu còn băn khoăn, bạn hãy liên hệ ngay với chuyên gia theo số 0981 238 218 để được tư vấn.

ĐT-218.jpg

Tài liệu tham khảo: my.clevelandclinic.org, mayoclinic.org, webmd.com

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật