Dù được coi là một phẫu thuật ít nguy hiểm, thế nhưng cắt túi mật có ảnh hưởng gì không còn phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc của mỗi người bệnh sau mổ. Trên thực tế, người phải cắt túi mật vẫn có thể sống khỏe mạnh nếu được chăm sóc đúng cách theo các hướng dẫn trong bài viết dưới đây.

Vai trò của túi mật đối với hệ tiêu hóa

Túi mật là một cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, có dạng hình túi nhỏ, nằm sát dưới gan ở vùng bụng bên phải. Với chiều dài khoảng từ 80 - 100mm và chiều ngang khoảng 30 - 40mm, cơ quan này  có thể chứa 30-60ml dịch mật cô đặc do gan sản xuất ra.

Mỗi ngày, khi bạn ăn uống, túi mật sẽ co bóp để tống đẩy một lượng dịch mật phù hợp xuống tá tràng nhằm tiêu hóa chất béo và các vitamin tan trong dầu (A, D, K, E, caroten) trong thức ăn. Nếu túi mật bị cắt bỏ, quá trình này sẽ bị gián đoạn và gây ra những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe người bệnh.

Mật là cơ quan giúp tiêu hóa chất béo và các vitamin tan trong dầu cho cơ thể

Mật là cơ quan giúp tiêu hóa chất béo và các vitamin tan trong dầu cho cơ thể

Mổ cắt túi mật có ảnh hưởng gì không?

Cắt túi mật có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không là vấn đề mà rất nhiều người bị bệnh túi mật băn khoăn, đặc biệt là những người được chỉ định buộc phải phẫu thuật. Một điều vô cùng may mắn đó là bạn có thể sống khỏe mạnh mà không cần đến túi mật nếu biết cách theo dõi và chăm sóc hợp lý.

So với các cuộc phẫu thuật khác, mổ cắt túi mật đơn giản và ít có nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm trong khi thực hiện hơn. Tỷ lệ gặp các biến chứng như nhiễm trùng, xuất huyết, rò rỉ mật hay tổn thương ống dẫn mật khá ít. Tuy nhiên, do là cơ quan chịu trách nhiệm cô đặc và dự trữ dịch mật giúp tiêu hóa chất béo, nên việc thiếu đi túi mật cũng sẽ gây ra một số tác hại đến sức khỏe người bệnh.

Rối loạn tiêu hóa

Đây là vấn đề mà đa số những người sau cắt phẫu thuật túi mật sẽ gặp phải. Bình thường, dịch mật do gan sản xuất ra liên tục ngày đêm sẽ được cô đặc và dự trữ ở túi mật. Đến bữa ăn, túi mật sẽ đổ một lượng dịch mật phù hợp vào ruột nhằm tiêu hóa chất béo và các vitamin tan trong dầu.

Khi túi mật đã bị cắt bỏ, quá trình cô đặc, dự trữ và điều tiết dịch mật không còn nữa. Lúc này, dịch mật được sản xuất liên tục từ gan sẽ đổ thẳng xuống tá tràng liên tục, ngày cũng như đêm, ngay cả khi chúng ta không ăn uống gì. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thừa dịch mật khi không có thức ăn, hay thiếu dịch mật để tiêu hóa chất béo khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy.

Rối loạn tiêu hóa là vấn đề mà nhiều bệnh nhân sau cắt túi mật gặp phải

Rối loạn tiêu hóa là vấn đề mà nhiều bệnh nhân sau cắt túi mật gặp phải

Hội chứng sau cắt túi mật (PCS)

Có khoảng 10 - 15% người bệnh gặp hội chứng sau cắt túi mật với các triệu chứng đau, đầy trướng, khó tiêu, vàng da giống như khi vẫn còn sỏi mật. Tình trạng này có thể hết sau một vài tuần, nhưng cũng có thể kéo dài trong nhiều tháng. Đa số các trường hợp bị hội chứng sau cắt túi mật kéo dài là do sót sỏi, tổn thương đường mật, mất nhu động và giãn ống mật chủ trong quá trình phẫu thuật.

Viêm dạ dày

Dịch mật liên tục xuống tá tràng có thể trào ngược lên dạ dày. Hậu quả là người bệnh có thể bị viêm dạ dày sau phẫu thuật cắt túi mật.

Tái phát sỏi

Cắt bỏ túi mật không có nghĩa là bạn sẽ không còn bị sỏi đường mật hoặc viêm đường mật nữa. Theo thống kê, có khoảng 30 – 50% người bệnh bị tái phát sỏi mật sau thời gian từ vài tháng cho đến vài năm sau mổ cắt túi mật. Đây là lý do tại sao người bệnh luôn được khuyến cáo phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ tái phát sỏi.

Cần làm gì để sớm hồi phục và giảm nguy cơ biến chứng sau cắt túi mật?

Hiện nay việc cắt bỏ túi mật thường được tiến hành bằng phương pháp nội soi. Do đó, thời gian phải nằm viện khá ngắn, chủ yếu người bệnh sẽ được chăm sóc tại nhà. Để tăng tốc độ hồi phục, giảm nguy cơ biến chứng đặc biệt là nguy cơ tái phát sỏi sau mổ, bạn cần lưu ý một số điểm sau

  • Chế độ ăn: Trong vòng 3 ngày đầu sau phẫu thuật, bạn chỉ nên ăn những loại thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa như cháo, canh, súp, rau củ quả xay mềm… Không ăn đồ chứa nhiều chất béo và dầu mỡ vì sẽ tạo gánh nặng cho hệ thống tiêu hóa. Sau đó, bạn có thể chuyển dần sang thức ăn đặc và quay trở lại chế độ ăn bình thường. Lưu ý, bạn cần theo dõi phản ứng của cơ thể để điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp. Nếu không thấy đau, đầy trướng, chậm tiêu, có nghĩa bạn có thể tiếp tục duy trì chế độ ăn này. Ngoài ra, bạn cũng cần duy trì nguyên tắc ăn giảm mỡ, nhiều chất xơ như trước khi phẫu thuật. Bởi chế độ ăn này sẽ giúp giảm một phần nguy cơ tái phát sỏi cho bạn.

Người bệnh nên ăn những thức ăn lỏng, mềm trong 3 ngày đầu sau mổ cắt túi mật.

Người bệnh nên ăn những thức ăn lỏng, mềm trong 3 ngày đầu sau mổ cắt túi mật.

  • Bổ sung thêm nước cho cơ thể: Cơ thể cần đủ nước đào thải các thuốc dùng trong quá trình phẫu thuật và tiêu hóa dễ dàng hơn. Bạn có thể bổ sung nước bằng cách uống nước lọc đun sôi để nguội, nước ép rau củ quả nhưng cần tránh dùng cà phê, trà đặc vì có thể gây tiêu chảy.
  • Vận động nhẹ nhàng: Sau phẫu thuật, người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng, hít sâu, thở chậm để giúp máu lưu thông, giảm ảnh hưởng do thuốc mê, thuốc tê còn sót lại. Khi thấy cơ thể không có triệu chứng bất thường, bạn có thể tăng cường độ vận động và trở lại với các bài tập thể dục thông thường.
  • Sử dụng thảo dược hỗ trợ: Không chỉ có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bài sỏi, giảm triệu chứng cho những người bệnh chưa phải phẫu thuật, nhiều thảo dược Đông Y còn cho thấy lợi ích vượt trội của mình với những người sau mổ cắt túi mật. Theo BS Vũ Thị Khánh Vân, những thảo dược như Uất Kim, Chi Tử, Sài Hồ, Hoàng Bá, Nhân trần, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo… có thể tác động vào nguyên nhân sinh sỏi, giúp tăng cường chức năng gan, chống viêm, tăng vận động đường mật. Nhờ đó, khi sử dụng các thảo dược này, nguy cơ tái phát sỏi sẽ được giảm thiểu tối đa.

Khi nào người bệnh cắt túi mật cần tới gặp bác sĩ?

Đa số người bệnh sau cắt túi mật sẽ hồi phục tốt nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu có một trong những dấu hiệu cảnh báo biến chứng sau đây, bạn cần quay lại bệnh viện để kiểm tra ngay:

  • Đau dai dẳng: Một vài cơn đau nhẹ là vấn đề rất thường gặp sau các phẫu thuật. Nhưng nếu cơn đau bụng không giảm, thậm chí đau nhiều hơn thì đây có nguy cơ rất cao là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị biến chứng sau phẫu thuật.
  • Buồn nôn hoặc nôn dữ dội
  • Vàng da hoặc vàng mắt
  • Không đi đại tiện hoặc xì hơi sau hơn 3 ngày làm phẫu thuật
  • Tiêu chảy liên tục trong 3 ngày trở lên sau khi phẫu thuật.

Như vậy, chỉ cần biết cách chăm sóc thì phẫu thuật cắt túi mật sẽ không còn là vấn đề đáng lo ngại. Nếu bạn chuẩn bị thực hiện mổ cắt túi mật hoặc đã phẫu thuật, hãy áp dụng ngay những hướng dẫn trong bài viết để giảm nguy cơ biến chứng và tái phát sỏi sau mổ. Trường hợp chưa phải phẫu thuật, bạn có thể tham khảo các giải pháp giúp tan sỏi không mổ trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: 3 cách hỗ trợ bài sỏi mật hiệu quả không ngờ

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/gallbladder-removal-side-effects#nonsurgical-options

https://www.nhs.uk/conditions/gallbladder-removal/risks/

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật