Không ít người bệnh được chỉ định mổ sỏi mật khi bị đau bụng dữ dội, đầy trướng, buồn nôn, sốt, vàng da… nhưng chưa thực sự hiểu rõ mổ sỏi mật có ảnh hưởng gì không. Vậy mổ sỏi mật là gì, mổ sỏi mật có cắt mật không, mổ sỏi mật cần kiêng những gì hay nên ăn gì sau mổ sỏi mật… Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu về các phương pháp mổ sỏi mật, cách chăm sóc để hồi phục nhanh chóng và phòng rủi ro.

Mổ sỏi mật là phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay trong Tây y

Mổ sỏi mật là phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay trong Tây y

Sỏi mật có mổ được không? Mổ sỏi mật là sao?

Người bệnh sỏi mật hoàn toàn có thể mổ được. Trên thực tế, so với chỉ định dùng thuốc tan sỏi thì mổ (phẫu thuật) là phương pháp điều trị sỏi mật hiệu quả hơn trong Tây y.

Mổ sỏi mật là quá trình loại bỏ túi mật (với sỏi túi mật) hoặc lấy sỏi ra khỏi đường mật. Đây là một trong những can thiệp phẫu thuật ngoại khoa đang được sử dụng phổ biến hiện nay.

Mổ sỏi mật có nguy hiểm không?

Mổ sỏi mật là phẫu thuật không quá phức tạp và có độ an toàn cao. Tuy nhiên, giống như bất kỳ can thiệp ngoại khoa khác, sau mổ sỏi mật, người bệnh vẫn có thể gặp một số biến chứng nhất định.

Về ngắn hạn, bệnh nhân sau mổ sỏi mật có thể bị đau đớn, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, tổn thương ống mật, sót sỏi mật, nhiễm trùng… Các biến chứng này có tỉ lệ rất thấp nên bạn không nên quá lo lắng, chỉ cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và chăm sóc sức khỏe hợp lý thì cơ thể sẽ nhanh chóng bình phục. 

Về lâu dài, người bệnh có thể đối mặt với một số biến chứng sau mổ sỏi mật như tình trạng rối loạn tiêu hóa, đau bụng mật, rối loạn hoạt động cơ vòng Oddi… Nguyên nhân là do túi mật bị loại bỏ, dịch mật không còn nơi dự trữ mà chảy trực tiếp từ gan xuống ruột non, gây ra tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón, đầy hơi, chậm tiêu... 

Những biến chứng này có thể được cải thiện nhanh chóng sau một thời gian nhưng cũng có khi kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Phát hiện và điều trị sớm sỏi mật là giải pháp tốt nhất để ngăn sỏi gây biến chứng. Để nhận được tư vấn cách điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh của bạn, hãy nhanh chóng liên hệ với chuyên gia theo số 0981 238 218.

ĐT-218.jpg

Sỏi mật khi nào phải mổ? 

Không phải bất cứ ai bị sỏi mật cũng phải mổ lấy sỏi, nhất là những trường hợp sỏi chưa gây biến chứng gì. Phẫu thuật sỏi mật thường được chỉ định khi:

  • Riêng người bệnh tiểu đường mắc sỏi mật, bị cả polyp và sỏi... có thể được chỉ định phẫu thuật ngay cả khi chưa có gây triệu chứng để phòng ngừa rủi ro.

Riêng người bệnh tiểu đường mắc sỏi mật, bị cả polyp và sỏi... có thể được chỉ định phẫu thuật ngay cả khi chưa có gây triệu chứng để phòng ngừa rủi ro.

Mổ sỏi mật có thể được cân nhắc khi sỏi có kích thước lớn

Mổ sỏi mật có thể được cân nhắc khi sỏi có kích thước lớn

Các phương pháp mổ sỏi mật như thế nào?

Với nền y tế phát triển như hiện nay, bên cạnh phương pháp mổ hở truyền thống, người bệnh còn có thể mổ sỏi mật nội soi để rút ngắn thời gian nằm viện và giảm thiểu tỷ lệ rủi ro sau phẫu thuật. 

Đến nay, hầu hết các bệnh viện đều thực hiện phương pháp mổ nội soi vì có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với phương pháp mổ hở.

Mổ sỏi mật bằng nội soi

Được chỉ định trong hầu hết các trường hợp sỏi mật gây biến chứng.

Quy trình mổ sỏi mật bằng nội soi: Bác sĩ rạch 3-4 vết nhỏ ở bụng, trong đó có 1 vết tại rốn dài 2-3cm, các vết khác ở bên phải bụng dài khoảng 1cm. Qua vết cắt tại rốn, một bơm kim được luồn vào bụng và thổi phồng ổ bụng. Ở một vết cắt khác, một ống đầu có gắn máy quay nhỏ được đưa vào và hình ảnh ổ bụng hiện rõ nét trên màn hình. Bác sĩ thực hiện lấy sỏi qua các vết cắt còn lại. 

Mổ sỏi mật nội soi là giải pháp điều trị chính trong Tây y

Mổ sỏi mật nội soi là giải pháp điều trị chính trong Tây y

Mổ sỏi mật bằng mổ hở

Được chỉ định khi người bệnh không thể mổ sỏi mật nội soi, nhiễm trùng túi mật hoặc đường mật nặng, viêm phúc mạc, xơ gan, phụ nữ 3 tháng cuối thai kỳ, bệnh nhân có mô sẹo từ những lần phẫu thuật trước đó…

Quy trình mổ sỏi mật bằng mổ hở:

Với sỏi túi mật: Bác sĩ rạch một vết dài khoảng 10-15cm dưới xương sườn bên phải hoặc giữa phần bụng trên để lộ gan và túi mật. Sau đó, cắt bỏ túi mật và khâu vết mổ.

Với sỏi đường mật: Thường áp dụng mổ nội soi kết hợp với các dụng cụ chuyên biệt để tán sỏi hoặc gắp viên sỏi ra.

Mổ sỏi mật chi phí bao nhiêu? 

Khi có chỉ định mổ thì chắc hẳn vấn đề mổ sỏi mật bao nhiêu tiền, mổ sỏi mật có được hưởng bảo hiểm không hay mổ sỏi mật viện nào tốt sẽ khiến nhiều người bệnh băn khoăn.

Thực tế, chi phí cho 1 ca mổ sỏi mật thường dao động từ 10 đến 15 triệu đồng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp mổ, bệnh viện thực hiện phẫu thuật, vị trí sỏi, chi phí thuốc men, thời gian nằm viện… Nếu người bệnh có bảo hiểm y tế đúng tuyến thì có thể được giảm 60 - 80% chi phí mổ sỏi mật.

Dưới đây là bảng chi phí mổ sỏi mật chi tiết ở 2 trong số 10 bệnh viện mổ sỏi mật giỏi nhất cả nước, bạn có thể tham khảo thêm:

Chi phí mổ sỏi mật ở bệnh viện Bình Dân:

  • Nội soi cắt túi mật khoảng 3,5 triệu đồng
  • Nội soi mật tụy ngược dòng khoảng 3 triệu đồng
  • Phẫu thuật cắt gan khoảng 5 triệu đồng.

Chi phí mổ sỏi mật ở bệnh viện Việt Đức:

  • Nội soi cắt túi mật khoảng 3 triệu đồng
  • Nội soi mật tụy ngược dòng khoảng 500.000 đồng
  • Phẫu thuật cắt gan dao động từ 3 - 4 triệu.

Mổ sỏi mật hết bao nhiêu tiền là băn khoăn, lo lắng chung của nhiều người bệnh

Mổ sỏi mật hết bao nhiêu tiền là băn khoăn, lo lắng chung của nhiều người bệnh

Mổ sỏi mật ở bệnh viện nào tốt?

Biết được mổ sỏi mật ở đâu tốt nhất và quyết định “chọn mặt gửi vàng” ở địa chỉ phù hợp có thể quyết định đến 50% thành công của ca mổ. Dưới đây là một số bệnh viện uy tín mà người bệnh có thể tin tưởng thực hiện mổ sỏi mật:

  • Khu vực phía Bắc: Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện E, mổ sỏi mật bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Xanh-pôn, bệnh viện Việt Đức hay mổ sỏi mật bệnh viện 108… đều được đánh giá cao.
  • Khu vực phía Nam: Bệnh viện Gia Định, bệnh viện Bình Dân, bệnh viện Chợ Rẫy hay bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM đều có trang thiết bị hiện đại cũng như tập hợp nhiều bác sĩ mổ sỏi mật giỏi TPHCM…

Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về mổ sỏi mật

Trước khi mổ sỏi mật nên kiêng những gì?

Dù được chỉ định phương pháp mổ sỏi mật nào, người bệnh cũng không được tự ý uống thêm bất kì loại thuốc nào mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt bạn cần kiêng ăn uống theo hướng dẫn, tránh thức quá khuya hay vận động quá mạnh.

Mổ sỏi mật mất bao lâu?

Mổ hở sỏi mật thường kéo dài trong khoảng 1-2 giờ, trong khi mổ nội soi chỉ mất khoảng 30 phút - 1 giờ.

Mổ sỏi mật có đau không?

Người bệnh mổ hở thường cảm thấy đau khi hết thuốc tê. Mổ nội soi thường ít gây đau hơn do độ xâm lấn cũng ít hơn mổ hở.

Mổ sỏi mật nằm viện bao lâu?

Đa phần các trường hợp mổ nội soi thường được ra viện trong ngày, còn mổ hở cần phải theo dõi tại viện từ 7-10 ngày.

Mổ sỏi mật bao lâu mới lành?

Vết mổ nội soi nhỏ nên có thể lành trong khoảng 1-3 tháng, còn vết mổ hở cần thời gian tối thiểu 3-6 tháng mới lành hoàn toàn.

Mổ sỏi mật có phải cắt túi mật không?

Cắt túi mật chỉ là một trong các phương pháp mổ sỏi mật. Đây là hai khái niệm khác nhau và không nên đánh đồng.

Nếu có bất kỳ băn khoăn gì về mổ sỏi mật, hãy nhập vấn đề của bạn tại đây kèm tình trạng bệnh để nhận tư vấn trực tiếp từ chuyên gia gan mật.

ĐT-218.jpg

Những điều quan trọng cần biết sau khi mổ sỏi mật

Sau phẫu thuật, hệ thống tiêu hóa và gan mật cần một thời gian để trở về hoạt động bình thường. Vì vậy, người bệnh cần có một thực đơn sau mổ sỏi mật phù hợp, quan trọng nhất là cần biết được mổ sỏi mật ăn gì, kiêng gì. 

Sau mổ sỏi mật nên ăn gì?

Trong những ngày đầu, chỉ nên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu như cháo, súp, sữa đậu nành... Tăng dần lượng rau xanh theo đáp ứng của cơ thể để tránh tình trạng đầy trướng, khó tiêu.

Sau khi đã hoàn toàn bình phục, bạn cũng nên duy trì một chế độ ăn nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây…, đồng thời nên sử dụng các thực phẩm chứa chất béo tốt cho cơ thể trong dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu hướng dương…) hay quả bơ… Đây là giải pháp hữu hiệu để ngăn sỏi mật tái phát trở lại.

Biết được mổ sỏi mật xong kiêng ăn gì, nên ăn gì giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe

Biết được mổ sỏi mật xong kiêng ăn gì, nên ăn gì giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe

Mặc dù mổ sỏi mật có thể loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể ngay lập tức, nhưng do đây là căn bệnh có liên quan mật thiết đến yếu tố cơ địa nên sỏi vẫn có khả năng tái phát. 

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, 8 loại thảo dược quý bao gồm: Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo giúp thiết lập lại cân bằng cho hoạt động của hệ thống gan mật, nhờ đó điều chỉnh yếu tố cơ địa và ngăn ngừa nguy cơ tái phát sỏi. 

Xem thêm

Mổ sỏi mật nên ăn trái cây gì tốt cho sức khỏe?

Mới mổ sỏi mật nên ăn gì để nhanh hồi phục sức khỏe?

Người mổ sỏi mật kiêng ăn gì?

Hạn chế các đồ ăn giàu chất béo và cholesterol như da và nội tạng động vật, thịt mỡ, thịt đỏ, lòng đỏ trứng, xúc xích, thức ăn nhanh... 

Ngoài ra, người bệnh cũng không nên sử dụng rượu bia và các chất kích thích để tránh làm suy giảm chức năng gan, khiến sỏi mật có nguy cơ tái phát.

Chăm sóc sau mổ sỏi mật

Ngoài xây dựng chế độ ăn uống sau mổ sỏi mật khoa học, người bệnh cũng nên lưu ý đến vấn đề vệ sinh vết mổ để tránh nhiễm trùng. Hạn chế vận động mạnh trong khoảng 1 tháng đầu sau mổ nhưng nên tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với thể lực bản thân, tốt nhất khoảng 30 phút mỗi ngày để tăng khả năng lưu thông dịch mật.

Khi có chỉ định mổ sỏi mật của bác sĩ, người bệnh cần nhanh chóng thực hiện phẫu thuật. Thay vì lo lắng mổ sỏi mật có ảnh hưởng gì không, chỉ cần bạn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và có một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh thì chức năng tiêu hóa sẽ sớm trở về bình thường.


Tài liệu tham khảo: benhvienvietduc.org, nhs.uk, webmd.com

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật