Rowachol là một thuốc tan sỏi được sử dụng để điều trị sỏi mật cholesterol. Để hòa tan hết sỏi, người bệnh cần sử dụng thuốc trong thời gian dài, bởi vậy nếu dùng thuốc không đúng cách, bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn. Những thông tin trong bài viết sau sẽ hướng dẫn cho bạn cách thức sử dụng thuốc an toàn, đạt hiệu quả cao.

Rowachol là thuốc gì? Tác dụng thế nào với bệnh sỏi mật

Rowachol là thuốc có nguồn gốc từ tinh dầu, được sử dụng để hòa tan sỏi mật cholesterol (thường là sỏi nằm trong túi mật). Thuốc có tác dụng tăng tiết dịch mật, tăng cường chức năng gan, làm giảm ứ trệ dịch mật. Đồng thời, Rowachol còn ức chế enzym HMG-CoA reductase đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất cholesterol của gan, từ đó làm giảm nồng độ  cholesterol trong dịch mật, ngăn sỏi tăng kích thước và phòng ngừa sỏi mới phát triển. Bên cạnh đó, nhờ tác dụng giảm co thắt đường mật, Rowachol còn có thể làm dịu cơn đau do sỏi mật và giúp dễ dàng tống xuất sỏi ra khỏi đường mật

Rowachol - thuốc điều trị sỏi mật cholesterol

Rowachol - thuốc điều trị sỏi mật cholesterol

Nhiều nghiên cứu chứng minh, khi kết hợp Rowachol cùng các thuốc điều trị có bản chất acid mật  (acid chenodeoxycholic) với liều thấp hoặc trung bình sẽ mang lại hiệu quả hòa tan sỏi mật cao hơn gấp nhiều lần so với việc sử dụng một mình acid chenodeoxycholic.

Mặc dù có nhiều lợi ích như vậy nhưng trong thực tế, Rowachol không có tác dụng với sỏi ống mật chủ, sỏi đường mật trong gan. Với sỏi cholesterol, thuốc chỉ có tác dụng với sỏi nhỏ dưới 2cm, sỏi chưa bị canxi hóa, thành túi mật chưa bị dày và chức năng gan còn tốt.

 

Cách sử dụng Rowachol an toàn, hiệu quả

Rowachol nên được uống vào trước bữa ăn 30 phút để được hấp thu tốt nhất. Bạn có thể dùng với liều 1 - 2 viên/ lần và uống  2 - 3 lần/ngày hoặc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp bạn bỏ quên một liều Rowachol, bạn đừng uống bù vào liều tiếp theo.

Để bào mòn được sỏi, người bệnh có thể cần sử dụng thuốc liên tục từ vài tháng đến vài năm. Không tự ý ngưng sử dụng Rowachol khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu bạn thấy có những biểu hiện khác thường, hãy gọi điện trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Thận trọng khi sử dụng Rowachol cho người bệnh đang sử dụng thuốc chống đông máu đường uống như Aspirin, Plavix,… và các thuốc chuyển hóa chính qua gan, vì có thể làm nặng thêm tác dụng phụ của các thuốc này.

Tác dụng phụ thường gặp của Rowachol

Ợ hơi là tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc tan sỏi từ tinh dầu

Ợ hơi là tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc tan sỏi từ tinh dầu

Thành phần của Rowachol là tinh dầu, vì vậy khi dùng liều cao và kéo dài, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ như:ợ hơi, hơi thở có vị bạc hà, viêm loét miệng… Tình trạng này sẽ giảm khi người bệnh ngưng sử dụng thuốc hoặc giảm liều.

Nếu nôn nóng muốn nhanh chóng khỏi bệnh mà sử dụng liều cao hơn chỉ định của bác sĩ, bạn có thể gặp phải nhiều rủi ro như: nhiễm độc thận, chảy máu dạ dày, mắc bệnh gan nhiễm mỡ… Do đó, để có tác dụng tốt, hạn chế rủi ro, người bệnh nên tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Những ai không nên sử dụng Rowachol?

Bạn không nên sử dụng Rowachol trong các trường hợp sau:

-    Quá mẫn với các thành phần của thuốc

-    Tắc nghẽn đường mật, sỏi mật cần phải phẫu thuật, tắc ruột, viêm màng mủ túi mật

-    Trẻ em dưới 6 tuổi

-   Do Rowachol có thành phần Menthone, đây là một chất độc đối với hệ thần kinh và làm rối loạn kinh nguyệt, nên Rowachol tuyệt đối không được sử dụng cho người bệnh động kinh, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Trong các trường hợp không thể sử dụng được Rowachol hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn các phương pháp điều trị khác.

Ngoài Rowachol có cách nào khác để làm tan sỏi mật không?

8 loại thảo dược tốt cho người bệnh sỏi mật

8 loại thảo dược tốt cho người bệnh sỏi mật

Bên cạnh các thuốc điều trị, nhiều bằng chứng khoa học đã cho thấy, một số thảo dược truyền thống như Uất kim, Chi tử, Nhân trần, Diệp hạ châu, Sài hồ, Hoàng bá, Kim tiền thảo, Chỉ xác có tác dụng: tăng vận động đường mật, tăng chất lượng dịch mật, kháng khuẩn và kháng viêm nên có hiệu quả với hầu hết các loại sỏi mật, giúp làm mềm và bài mòn sỏi. Hơn nữa, khi sử dụng lâu dài, chúng không những an toàn với sức khỏe mà còn giúp tăng cường chức năng gan, điều chỉnh được rối loạn chức năng của hệ thống gan mật, từ đó phòng ngừa sỏi tái phát.

Hiểu rõ tác dụng và những lưu ý khi sử dụng Rowachol sẽ giúp bạn có thể điều trị bệnh sỏi mật một cách an toàn và hiệu quả nhất, tránh được các tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc.

Theo nguồn:

http://www.amoun.com/leap-portfolio-project/rowachol/

http://www.sfatulmedicului.ro/medicamente/rowachol-caps_9368

https://imedi.co.uk/rowachol-capsules

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật