Sỏi túi mật uống thuốc gì là băn khoăn của nhiều người bệnh muốn giảm đau, tan sỏi, ngăn phẫu thuật. Bài viết này không chỉ giải đáp giúp bạn câu hỏi bị sỏi túi mật uống thuốc gì mà còn đưa ra lời khuyên giúp bạn lựa chọn được phương án tốt nhất cho mình, từ đó nhanh chóng thoát bệnh và bảo tồn túi mật.

Thuốc chữa sỏi túi mật là lựa chọn của nhiều người bệnh không muốn cắt túi mật

Sỏi túi mật uống thuốc gì là băn khoăn của nhiều người bệnh không muốn mổ

Thống kê cho thấy 80% trường hợp sỏi túi mật không có triệu chứng nên bác sĩ thường chỉ định người bệnh theo dõi tại nhà và tái khám. Thậm chí, nhiều bác sĩ còn không kê đơn thuốc, chỉ dặn khi nào sỏi lớn hoặc đau nhiều thì đến viện mổ. Vì thế, nhiều người bệnh không biết sỏi túi mật có chữa được không hay sỏi túi mật uống thuốc gì thì tốt.

Thực tế, để giảm đau, tan sỏi tránh mổ, người bệnh có thể sử dụng các thuốc tan sỏi Tây y như ursodeoxycholic acid, chenodeoxycholic acid, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm và các cây thuốc nam, bài thuốc Đông Y giúp bào mòn sỏi túi mật.

Mỗi loại sẽ có những ưu điểm, nhược điểm và phù hợp với các kích thước sỏi, triệu chứng bệnh khác nhau. Những thông tin cụ thể về các thuốc trị sỏi túi mật dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

Thuốc làm tan sỏi túi mật Tây Y

Thuốc làm tan sỏi túi mật Tây Y có 3 loại thường dùng nhất là acid ursodeoxycholic, acid chenodeoxycholic (thuốc có bản chất acid mật) và Rowachol (thuốc có bản chất tinh dầu). Các thuốc này thường được chỉ định khi sỏi chưa gây biến chứng hay triệu chứng, sỏi cholesterol kích thước nhỏ, chưa bị canxi hóa.

Thuốc làm tan sỏi bản chất acid mật

Acid ursodeoxycholic (ursodiol) và acid chenodeoxycholic (chenodiol) là 2 thuốc chính thuộc nhóm này. 

 

Nhờ có bản chất acid mật (một thành phần của dịch mật) nên 2 thuốc này có khả năng hòa tan sỏi cholesterol trong túi mật. Bên cạnh đó, chúng cũng làm giảm sản xuất cholesterol ở gan nên ngăn được hiện tượng sỏi tăng kích thước.

Mặt hạn chế của 2 thuốc này là chỉ có hiệu quả khi sỏi túi mật ít, kích thước nhỏ hơn 15mm, không bị canxi hóa, sỏi chưa gây triệu chứng đau bụng, đầy trướng, khó tiêu…

Thêm vào đó, thuốc tan sỏi túi mật Tây y cũng gây ra các tác dụng phụ trong quá trình sử dụng như tiêu chảy, táo bón, phát ban, đau cơ, nặng hơn là viêm gan, viêm loét dạ dày - tá tràng… gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Các loại thuốc này cũng mất nhiều thời gian mới phát huy tác dụng, có thể từ 6 tháng đến 2 năm. Hơn nữa, thống kê tại viện 103 còn cho thấy dù sỏi túi mật đã tan thì người bệnh vẫn phải đối mặt với nguy cơ tái phát lên đến 50% trong vòng 3 năm.

Acid ursodesoxycholic - loại thuốc tan sỏi mật được sử dụng trên lâm sàng

Acid ursodesoxycholic là thuốc tan sỏi túi mật cholesterol < 15mm

Thuốc làm tan sỏi bản chất tinh dầu

Ngoài ursodiol và chenodiol thì đôi khi Rowachol (thuốc làm tan sỏi túi mật có bản chất tinh dầu) cũng được bác sĩ kê đơn cho người bệnh.

Các loại tinh dầu trong Rowachol làm lợi mật, giảm bão hòa cholesterol trong dịch mật, từ đó giúp hòa tan sỏi cholesterol trong túi mật và giảm nguy cơ hình thành sỏi mới. Thuốc còn có tác dụng giảm các cơn co thắt ống mật, từ đó giảm triệu chứng đau hạ sườn phải, đầy trướng.

Rowachol được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với acid chenodeoxycholic (chenodiol) để nâng cao hiệu quả điều trị sỏi túi mật.

Nhược điểm của thuốc này là thời gian sử dụng kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm và các tác dụng không mong muốn thường gặp gồm ợ hơi, hơi thở có mùi bạc hà, loét miệng,... Người bệnh cần chú ý dùng thuốc trước ăn khoảng 30 phút và phải nuốt nguyên viên để giảm bớt các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.

Rowachol là thuốc trị sỏi túi mật từ thảo dược

Rowachol là thuốc trị sỏi túi mật từ thảo dược

Thuốc giảm đau sỏi mật

Đa phần sỏi túi mật không gây triệu chứng. Người bệnh chỉ thấy đau hạ sườn phải khi sỏi di chuyển, cọ xát vào thành túi mật hay làm tắc ống túi mật. Đặc biệt, sau những bữa ăn nhiều dầu mỡ, túi mật co thắt đột ngột có thể khiến các cơn đau kéo dài đến vài tiếng. Khi đó, các thuốc giảm đau như alverin, atropin, papaverin… là giải pháp “cứu nguy” cho rất nhiều người bệnh.

Để nhận được tư vấn bệnh sỏi mật uống thuốc gì phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân, hãy liên hệ chuyên gia theo số hotline 0981.238.218.

ĐT-218.jpg

Thuốc điều trị biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi mật

Sỏi túi mật có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm túi mật cấp, nhiễm khuẩn đường mật… Vì thế, bên cạnh các phương pháp điều trị chính còn cần thêm các biện pháp điều trị biến chứng như thuốc kháng sinh nhóm aminoglycosid hoặc quinolon, thuốc chống viêm (Alphachymotrypsin). 

Nhóm thuốc này sử dụng phổ biến hơn với người bệnh sỏi bùn túi mật vì dạng sỏi này dễ gây viêm túi mật. Vì thế, nếu hỏi sỏi bùn túi mật uống thuốc gì thì nhất định không thể bỏ qua thuốc điều trị biến chứng.

Thuốc nam trị sỏi túi mật hiệu quả

Trong các giải pháp điều trị sỏi túi mật bằng Đông y, chỉ có 8 cây thuốc quý đã được khoa học chứng minh có hiệu quả và an toàn cho người bệnh, đó là: Uất kim, Chi tử, Nhân trần, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo, Hoàng bá, Sài hồ, Chỉ xác

Sự kết hợp của 8 thảo dược quý đã tạo nên tác động toàn diện đến hệ thống gan mật nói chung và bệnh sỏi túi mật nói riêng, cụ thể:

  • Kim tiền thảo giúp lợi mật, từ đó làm mềm và bào mòn sỏi túi mật
  • Uất kim, Chi tử giúp tăng vận động đường mật, dịch mật lưu thông dễ dàng hơn
  • Hoàng bá, Sài hồ giúp kháng khuẩn, kháng viêm, tránh các biến chứng viêm nhiễm
  • Nhân trần, Diệp hạ châu giúp tăng cường chức năng gan, giảm sự mất cân bằng dịch mật, ngừa tái phát sỏi
  • Chỉ xác giúp kích thích tiêu hóa, giảm đau bụng, đầy trướng, khó tiêu

Nhờ vậy mà bài thuốc chữa sỏi túi mật từ 8 thảo dược quý giải quyết được cùng lúc cả 2 vấn đề nan giải của người bệnh sỏi túi mật: Vừa giúp bào mòn sỏi, cải thiện các triệu chứng, vừa giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm và phòng tái phát sỏi hiệu quả.

So với thuốc tan sỏi Tây y, bài thuốc 8 thảo dược quý có ưu thế là an toàn, không có tác dụng phụ, hiệu quả với nhiều kích thước sỏi và nhiều bản chất sỏi túi mật.

Tác dụng của bài thuốc 8 thảo dược quý được chứng minh rõ ràng qua các trường hợp thoát sỏi túi mật trên thực tế. Tiếng lành đồn xa, khi được hỏi là sỏi túi mật uống gì hết, nhiều người bệnh đều ưu tiên lựa chọn bài thuốc này.

Bài thuốc 8 thảo dược quý là câu trả lời toàn diện và tối ưu nhất cho câu hỏi “Bị sỏi túi mật nên uống thuốc gì”

Bài thuốc 8 thảo dược quý là câu trả lời toàn diện và tối ưu nhất cho câu hỏi “Bị sỏi túi mật nên uống thuốc gì”

Bên cạnh bài thuốc 8 thảo dược quý đã có nghiên cứu, nhiều người bệnh vẫn đang sử dụng nước uống trị sỏi mật (nước ép cam, nước dừa, dầu ô liu và chanh...), quả đu đủ, rau ngổ… Tất cả những mẹo này đều chưa được giới chuyên môn công nhận là cách đẩy sỏi mật ra ngoài, cũng như chưa có nghiên cứu chứng minh có hiệu quả giảm kích thước sỏi. Vì thế, người bệnh cần hết sức thận trọng trước khi áp dụng để tránh rủi ro cho sức khỏe.

Trên đây là những loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị sỏi túi mật. Mong rằng những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi sỏi túi mật uống thuốc gì, từ đó có thể chọn được loại thuốc chữa sỏi túi mật hiệu quả nhất bản thân.

Xem thêm

Sỏi túi mật 6mm nên điều trị thế nào?

Sỏi túi mật 8mm kèm đau bụng, men gan cao nên điều trị thế nào?

Tổng hợp cách trị sỏi mật: Nên uống thuốc hay phẫu thuật?

Bệnh sỏi mật kiêng ăn gì, nên ăn gì để không đau, đầy trướng?

Nên ăn uống gì để tan sỏi mật? [Chuyên gia giải đáp]

Tham khảo: Rxlist, Drugs, Everydayhealth

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật