Là một bệnh đường tiêu hóa phổ biến, sỏi mật có thể gặp ở 10 - 15% người trưởng thành. Tuy nhiên, kiến thức về căn bệnh này không phải ai cũng biết. Chương trình truyền hình trực tuyến với chủ đề “Kết hợp đông tây y trong điều trị sỏi mật” vào 16h30, thứ Năm, ngày 24/10/2019 trên chuyên trang Suckhoedoisong.vn - cơ quan ngôn luận của Bộ y tế, với sự tham gia của hai chuyên gia: TS.BS Dương Xuân Nhương, Chủ nhiệm Bộ môn Nội tiêu hóa, Học viện Quân y và Đại tá, TS, Thầy thuốc ưu tú Vũ Thị Khánh Vân - Nguyên Trưởng khoa A9 – Viện Y học cổ truyền quân đội, đã cung cấp cho độc giả rất nhiều thông tin hữu ích về cách phát hiện, điều trị và phòng ngừa căn bệnh này.

80% sỏi mật không có triệu chứng, làm thế nào để phát hiện bệnh?

Theo chuyên gia TS.BS Dương Xuân Nhương, Chủ nhiệm Bộ môn Nội tiêu hóa, Học viện Quân y, sỏi mật phần lớn là không có triệu chứng rõ ràng. Nhiều người bệnh hay nhầm lẫn giữa dấu hiệu của sỏi mật với các bệnh khác như dạ dày, rối loạn tiêu hóa và họ đã từng đi chữa bệnh dạ dày rất nhiều.

Vậy, cách nào để phân biệt và phát hiện sớm các triệu chứng của sỏi mật?

Sỏi mật thường gây ra các cơn đau hạ sườn phải, kèm theo đầy trướng, khó tiêu

Sỏi mật thường gây ra các cơn đau hạ sườn phải, kèm theo đầy trướng, khó tiêu

Bác sỹ Nhương cũng cho biết: Triệu chứng của sỏi mật phụ thuộc vào vị trí của viên sỏi, kích thước viên sỏi. Nói đơn giản là sỏi mật chia ra làm 2, một là vị trí sỏi ở ống mật chủ có triệu chứng điển hình là (đau, sốt rét, vàng da). Còn đối với sỏi túi mật thì triệu chứng ít hơn và khi có triệu chứng thì đã là biểu hiện viêm túi mật khi đó nó gây ra các biểu hiện như: đau hạ sườn phải và sốt kèm theo là các rối loạn tiêu hóa, nôn....nên nhầm rất nhiều. Cách phát hiện sỏi mật tốt nhất là khám sức khỏe định kỳ, trong đó có siêu âm túi mật.

Như vậy, sỏi mật thường được phát hiện tình cờ qua thăm khám định kỳ hoặc khi sỏi đã có biến chứng. Biết bệnh rồi, vậy phải điều trị ra sao và có những khó khăn gì trong điều trị? Đó cũng chính là nỗi lo của những người mắc sỏi mật.

Sỏi mật - khi nào cần điều trị, khi nào nên chung sống hòa bình?

Khi nào sỏi mật có biến chứng, triệu chứng thì phải điều trị. Hiện nay y học có khá nhiều các phương pháp điều trị sỏi mật, như phẫu thuật mở - tuy là phương pháp triệt để nhưng có nhược điểm là phẫu thuật khá lớn, chăm sóc mổ tốn kém và vấn đề tái phát. Bên cạnh đó có phẫu thuật mổ nội soi mật tụy ngược dòng, tán sỏi laze.

Ngoài ra còn có điều trị nội khoa dùng kháng sinh phối hợp với thuốc tán cơ trơn. Nhưng sỏi sắc tố thì không có tác dụng, khi này việc sử dụng thuốc đông y rất hiệu quả.

Bác sỹ Xuân Nhương nhấn mạnh thêm: Có điều là người bệnh của chúng ta, khi sỏi mật chưa biến chứng lại thường không yên lòng khi bác sĩ khuyên nên chung sống hòa bình.

Về điều trị khi chưa có triệu chứng, biến chứng là cứ sống hòa bình với sỏi mật. Tuy nhiên, lưu ý đến chế độ ăn, vì sỏi mật nằm trong nhóm chuyển hóa không để tình trạng béo phì, thừa cân. Ngoài ra khám sức khỏe định kỳ, sử dụng thảo dược

Cùng quan điểm trong vấn đề này, Đại tá, TS, Thầy thuốc ưu tú Vũ Thị Khánh Vân - Nguyên Trưởng khoa A9 – Viện Y học cổ truyền quân đội cho biết thêm: Quan điểm của đông y là phải thông suốt từ trên xuống dưới, đặc biệt là sỏi đường mật, thì việc chữa bằng y học cổ truyền là ưu việt hơn. Như chúng ta biết, khi nào có các biểu hiện đau, sốt thì mới sử dụng điều trị bằng y học hiện đại như dùng thuốc hoặc mổ. Còn bình thường bệnh nhân sống hòa bình với sỏi thì việc sử dụng y học cổ truyền với nguyên tắc thanh nhiệt, giải độc... giúp lợi mật.

Tái phát sỏi và ưu thế của đông y trong hỗ trợ điều trị sỏi mật

Các bác sỹ đều thừa nhận, đặc tính của sỏi mật là tái phát, như sỏi cholesterol có đến 1/3 số bệnh nhân đã cắt sỏi cholesterol ở túi mật nhưng lại hình thành sỏi ở đường mật. Đặc biệt sỏi trong gan tái phát rất cao (sỏi trong gan hiện nay y học hiện đại không can thiệp được). Khi đó việc sử dụng thảo dược rất tốt để phòng tái phát.

Theo TS.BS. Vũ Thị Khánh Vân, có rất nhiều vị thuốc trong dân gian có hiệu quả trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sỏi mật. Trong đó sự kết hợp 8 thảo dược quý truyền thống (Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo) giúp phát huy tác dụng làm nhỏ sỏi, giúp sỏi tống xuống, hạn chế sỏi tái phát sau mổ, làm giảm triệu chứng và phòng ngừa biến chứng và tái phát sỏi mật.

Như vậy, rõ ràng cả các bác sỹ Đông y và Tây y đều đồng quan điểm về vai trò của thảo dược trong hỗ trợ bài sỏi mật.

Ban thư ký chương trình

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật