Tại Việt Nam. sỏi túi mật là bệnh tiêu hóa khá thường gặp, tuy nhiên nhiều người khi đi thăm khám sức khỏe định kỳ mới vô tình phát hiện ra. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể gây ra các triệu chứng đau bụng, đầy trướng, khó tiêu… cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Sỏi túi mật di chuyển làm tắc nghẽn đường mật

Sỏi túi mật di chuyển làm tắc nghẽn đường mật

Sỏi túi mật là gì?

Túi mật là một bộ phận nằm ngay dưới lá gan. Dịch mật do gan sản xuất ra sẽ được dự trữ tại đây và trong mỗi bữa ăn, túi mật có nhiệm vụ co bóp tống dịch mật xuống ruột non để tiêu hóa các chất béo.

Khi có sự mất cân bằng giữa các thành phần trong dịch mật như cholesterol, bilirubin, muối mật..., chúng sẽ kết tụ lại tạo thành sỏi túi mật

Sỏi túi mật là sỏi cholesterol hoặc bilirubin, có kích thước dao động từ vài mm đến vài cm. 

Bệnh lý sỏi túi mật thường gặp ở những người thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu, tiểu đường hoặc người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm, xơ gan……

Có mấy loại sỏi túi mật?

Có 2 cách phân loại sỏi ở túi mật chính:

- Theo tính chất: Sỏi viên và sỏi bùn ở túi mật.

- Theo vị trí: Sỏi trong lòng túi mật và sỏi ở cổ túi mật.

Sỏi túi mật có nguy hiểm không?

Người bị sỏi túi mật ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện vì các triệu chứng không rõ ràng, thậm chí có những trường hợp mắc bệnh trong thời gian dài cũng không hề có dấu hiệu gì. Đây vừa là nguyên nhân khiến người bệnh băn khoăn không biết bệnh sỏi túi mật có nguy hiểm không, vừa dẫn đến việc chủ quan cho rằng bệnh không đáng lo ngại. Chỉ đến khi xuất hiện nhiều biến chứng sỏi túi mật nguy hiểm như viêm túi mật, viêm đường mật, tắc ống mật chủ, hoại tử túi mật, sỏi túi mật gây viêm tụy cấp… thì mới điều trị.

Xem thêm

Sỏi túi mật 4mm có nguy hiểm không?

Sỏi túi mật 5mm có nguy hiểm không?

Sỏi túi mật 7mm có nguy hiểm không, sỏi có tự tan không?

Sỏi túi mật 10mm có nguy hiểm không?

Bị sỏi túi mật có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều người bệnh

Bị sỏi túi mật có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều người bệnh

Sỏi túi mật triệu chứng như thế nào?

Phần lớn trên lâm sàng là trường hợp người bệnh sỏi túi mật không triệu chứng rõ ràng. Khi sỏi túi mật có dấu hiệu cũng là khi sỏi tăng kích thước, tăng số lượng và di chuyển làm tắc nghẽn đường mật, điển hình nhất là cơn đau quặn mật. 

Cơn đau sỏi túi mật thường xuất hiện ngay sau một bữa ăn thịnh soạn với nhiều chất béo và đồ chiên xào nhưng cũng có khi sỏi túi mật gây đau đột ngột vào ban đêm khiến bạn tỉnh giấc. 

Điểm đau sỏi túi mật thường ở bụng trên bên phải (đau hạ sườn phải). Đôi khi, người bệnh có thể thấy vị trí đau sỏi túi mật ở vùng thượng vị nên dễ nhầm lẫn với đau dạ dày - tá tràng. Người bệnh bị đau nhiều và liên tục, mỗi đợt kéo dài từ 30 phút đến vài giờ.

Để giảm đau sỏi túi mật, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo như nằm cong gập người, chườm ấm bụng hoặc tham khảo sử dụng thêm thuốc Đông y điều trị sỏi túi mật từ 8 thảo dược quý đã có nghiên cứu gồm Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo. Kết quả nghiên cứu cho thấy bài thuốc này không chỉ cải thiện triệu chứng sau 2-4 tuần mà còn hỗ trợ bào mòn sỏi túi mật. Vì thế, nhiều chuyên gia nhận định bài thuốc 8 thảo dược này là cách giảm đau sỏi túi mật từ gốc gây bệnh.

Ngoài ra, tình trạng túi mật có sỏi cũng làm giảm thể tích chứa dịch trong túi mật, dẫn đến thiếu dịch mật để tiêu hóa chất béo. Đó cũng là lý do khiến người bệnh sỏi túi mật có triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, chán ăn, ợ nóng…

Nếu nghi ngờ bị sỏi túi mật, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nhất. Hiện nay, siêu âm sỏi túi mật là phương pháp phổ biến nhất được áp dụng để chẩn đoán và cho độ chính xác khá cao.

Bệnh lý sỏi túi mật thường gây đau quặn bụng vùng hạ sườn phải

Bệnh lý sỏi túi mật thường gây đau quặn bụng vùng hạ sườn phải

Sỏi túi mật điều trị như thế nào?

Một thực trạng phổ biến là khi được chẩn đoán sỏi túi mật, bác sĩ chỉ yêu cầu người bệnh về theo dõi thêm và hẹn lịch tái khám. Điều này đã khiến cho nhiều người bệnh rất băn khoăn rằng sỏi túi mật có chữa được không mà bác sĩ không chỉ định điều trị.

Tùy vào kích thước sỏi và mức độ biến chứng của từng người bệnh, bác sĩ có thể lựa chọn cách điều trị sỏi túi mật phù hợp như hòa tan sỏi bằng thuốc Tây y, uống thuốc Đông y trị sỏi túi mật hay phẫu thuật cắt túi mật.

Điều trị nội khoa bằng thuốc

Bác sĩ có thể chỉ định thuốc tan sỏi hoặc thuốc điều trị triệu chứng (thuốc giảm đau sỏi túi mật, thuốc kháng sinh, thuốc lợi mật...) tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh. 

Hiện nay có 2 loại thuốc uống trị sỏi túi mật được dùng trên lâm sàng là thuốc tan sỏi có bản chất acid mật và thuốc bào chế từ hỗn hợp tinh dầu. Tuy nhiên, phương pháp này có một số nhược điểm sau:

- Chỉ có hiệu quả với khoảng 30% trường hợp sỏi ở túi mật nhỏ dưới 15mm

- Cần điều trị trong thời gian dài, tối thiểu từ 6 tháng đến vài năm

- Thuốc gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, ợ hơi… nên thời gian dùng thuốc thường bị gián đoạn.

- Tỷ lệ sỏi túi mật tái phát cao trong vòng 5 năm sau điều trị.

Chính vì những điểm hạn chế trên mà trên lâm sàng, bác sĩ cũng hạn chế kê các thuốc tan sỏi Tây y. Vậy thì người bệnh sỏi túi mật uống gì để hết sỏi mà lại an toàn?

Những năm gần đây, chữa sỏi túi mật bằng Đông y đang trở thành xu hướng của nhiều chuyên gia và người bệnh nhờ lợi thế khắc phục được toàn bộ các điểm yếu của phương pháp Tây y.

Trong đó, nhiều nghiên cứu đã làm rõ được những tác động toàn diện của 8 loại thảo dược quý Kim tiền thảo, Uất kim, Chi tử, Diệp hạ châu, Sài hồ, Hoàng bá, Nhân trần, Chỉ xác đối với bệnh sỏi túi mật. Sử dụng 8 thảo dược này giúp:

1. Tăng cường chức năng gan, từ đó tăng chất lượng dịch mật và làm mềm sạn sỏi ở túi mật.

2. Tăng vận động đường mật, giúp tăng cơ hội tống xuất sỏi ra ngoài.

3. Kháng khuẩn, kháng viêm để phòng sỏi túi mật gây biến chứng.

Thực tế đã có rất nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn cách chữa sỏi túi mật hiệu quả này và cải thiện rõ rệt các triệu chứng sỏi túi mật, bào mòn sỏi và thoát khỏi nỗi lo phẫu thuật cắt túi mật. Sự kết hợp của 8 thảo dược quý cũng là cách điều trị sỏi túi mật ở trẻ em vì tính an toàn, không gây tác dụng phụ hay tương tác thuốc.

Xem thêm

Sỏi túi mật 8mm kèm đau bụng, men gan cao nên điều trị thế nào?

Tan sỏi túi mật 21mm bằng phương pháp Đông y

8 thảo dược quý là bài thuốc chữa sỏi túi mật hiệu quả nhất hiện nay

8 thảo dược quý là bài thuốc chữa sỏi túi mật hiệu quả nhất hiện nay

Bên cạnh giải pháp từ 8 thảo dược quý đã có nghiên cứu, vẫn tồn tại khá nhiều mẹo dân gian như chữa sỏi túi mật bằng quả sung, rau ngổ, lá bầu, râu mèo, chanh, dầu ô liu, hay chữa sỏi túi mật bằng đu đủ xanh... Tuy nhiên, đây chỉ là các giải pháp truyền miệng chưa được chứng thực hiệu quả. Vì thế, người bệnh nên tham khảo bác sĩ cẩn thận trước khi quyết định sử dụng.

Phẫu thuật cắt túi mật

Trong trường hợp sỏi gây viêm túi mật và các biến chứng nghiêm trọng khác, sỏi túi mật nhiều viên, mắc cả sỏi túi mật và sỏi ống mật chủ, sỏi và polyp túi mật, người bệnh có khả năng cao phải phẫu thuật cắt bỏ túi mật. 

Ngày nay, lấy sỏi túi mật qua nội soi là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất bởi sự đơn giản, tiến hành nhanh chóng chỉ trong 60-90 phút, ít rủi ro và người bệnh có thể xuất viện ngay trong ngày. 

Đôi khi, các bác sĩ cũng lựa chọn mổ hở truyền thống với những người có bệnh lý phức tạp, viêm nhiễm nặng hay phụ nữ đang trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Sau khi túi mật bị cắt bỏ, dịch mật sẽ chảy thẳng từ gan xuống ruột non nên người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy… Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng, các triệu chứng này sẽ biến mất sau một thời gian ngắn khi hệ thống tiêu hóa dần thích nghi với việc không còn túi mật.

[Hỏi đáp chuyên gia ngắn gọn về mổ sỏi túi mật]

* Sỏi túi mật có nên mổ không?

Người bệnh không nên mổ khi sỏi túi mật chưa gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

* Sỏi túi mật kích thước bao nhiêu thì phải mổ?

Một số trường hợp túi mật có sỏi kích thước quá lớn, chiếm hơn ⅔ thể tích thì bác sĩ có thể tư vấn người bệnh nên phẫu thuật. Tuy nhiên, phần lớn chỉ định mổ cắt túi mật không phụ thuộc vào kích thước sỏi mà phụ thuộc vào việc sỏi đã gây biến chứng hay chưa. Đó cũng là lý do thực tế có người bị sỏi túi mật 5mm đã phải cắt túi mật cấp cứu, trong khi có người bị sỏi túi mật 40mm vẫn có thể theo dõi tại nhà.

* Mổ sỏi túi mật hết bao nhiêu tiền?

Một ca mổ sỏi túi mật nội soi thường có chi phí từ 5-15 triệu, còn mổ hở dao động từ 10-30 triệu. Chi phí mổ sỏi túi mật không cố định mà sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh, địa chỉ mổ cũng như bảo hiểm y tế của người bệnh.

Tán sỏi túi mật qua da

Có nhiều người bệnh băn khoăn rằng không biết “Sỏi túi mật có tán được không?”, bởi lẽ túi mật có kích thước rất nhỏ, nếu tán thì sỏi liệu có di chuyển ra ngoài được không. 

Thực tế, tán sỏi túi mật qua da bằng laser là giải pháp điều trị bảo tồn đã được ứng dụng trên lâm sàng. Tuy nhiên, phương pháp này cho thấy nhiều điểm bất cập như khó tán sỏi kích thước lớn, không hiệu quả với sỏi túi mật dạng bùn, chi phí đắt đỏ, đặc biệt là tỷ lệ sót sỏi cao. Vì thế, phương pháp này gần đây ít khi được bác sĩ chỉ định để điều trị sỏi túi mật.

Xem thêm

Sỏi túi mật 6mm nên điều trị thế nào?

Sỏi túi mật 13mm không đau sốt có cần mổ không?

Sỏi túi mật 14mm chưa xuất hiện biến chứng có nên mổ?

Sỏi túi mật 16mm bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa có cần phẫu thuật không?

Sỏi túi mật 25mm, đang cho con bú thì chữa thế nào?

Mổ sỏi túi mật ở bệnh viện nào tốt?

Sỏi túi mật nên ăn gì, kiêng gì để giảm triệu chứng?

Xây dựng chế độ ăn sỏi túi mật khoa học giúp ngăn sỏi tăng kích thước

Xây dựng chế độ ăn sỏi túi mật khoa học giúp ngăn sỏi tăng kích thước

Biết được thông tin sỏi túi mật kiêng ăn gì, nên ăn gì và xây dựng được một chế độ ăn lành mạnh tuy không thể giúp loại bỏ sỏi nhưng có thể làm giảm đau bụng, khó tiêu, tránh sỏi tăng kích thước và phòng ngừa được những biến chứng nguy hiểm. 

Bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo; sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động vật; tiêu thụ các chất đạm dễ tiêu có trong cá, thịt gà, các loại hạt họ đậu…; tránh ăn nội tạng động vật và các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn; bổ sung nhiều chất xơ và vitamin có trong rau củ quả để giảm cholesterol, chống viêm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Bệnh lý sỏi túi mật cũng có thể được hạn chế nếu bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh, giảm cân nếu bị thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá kiêng khem bởi điều đó sẽ ức chế túi mật co bóp để tống đẩy dịch mật, làm dịch mật bị ứ lại, tăng nguy cơ tạo sỏi. Hãy ăn đủ bữa với thực đơn cân đối dinh dưỡng, giảm cân từ từ bằng cách giảm dần lượng thức ăn mỗi ngày kết hợp với tập luyện thể dục đều đặn.

Xem thêm: Cắt sỏi túi mật kiêng ăn gì, nên ăn gì để nhanh hồi phục?

Chuyên gia tư vấn về TPCN Kim Đởm Khang hỗ trợ bài sỏi mật

Sỏi túi mật 3mm có uống TPCN Kim Đởm Khang được không?

Sỏi túi mật 9mm kèm tiểu đường dùng TPCN Kim Đởm Khang được không?

Bị sỏi túi mật 11mm có dùng TPBVSK Kim Đởm Khang được không?

Sỏi túi mật 17mm có dùng TPCN Kim Đởm Khang được không?

Sỏi túi mật 18mm dùng TPCN Kim Đởm Khang được không?

Sỏi túi mật 19mm uống TPCN Kim Đởm Khang có hết không?

Sỏi túi mật 20mm dùng TPCN Kim Đởm Khang hỗ trợ được không?

Bị sỏi túi mật 22mm, men gan cao có dùng được TPBVSK Kim Đởm Khang?

Sỏi túi mật 24mm có dùng TPCN Kim Đởm Khang được không?

Sỏi túi mật 30mm uống TPCN Kim Đởm Khang có tác dụng không?

Sỏi túi mật sẽ không quá nguy hiểm nếu người bệnh được phát hiện từ giai đoạn sớm, có phương pháp điều trị kịp thời kết hợp với chế độ ăn uống và lối sống khoa học, lành mạnh thì bệnh tật sẽ được đẩy lùi.

Tài liệu tham khảo: mayoclinic.org, healthline.com, emedicinehealth.com

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật