Viêm túi mật là tình trạng túi mật bị tổn thương, nhiễm khuẩn gây viêm mà phần lớn các trường hợp là do bệnh sỏi mật. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng. Tùy theo tình trạng viêm túi mật là cấp hay mạn tính mà các bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Viêm túi mật cần được phát hiện và điều trị sớm

Viêm túi mật cần được phát hiện và điều trị sớm

Điều trị viêm túi mật cấp tính

Viêm túi mật cấp tính được đặc trưng những cơn đau quặn thành từng cơn ở vùng hạ sườn phải, có thể lan lên vai phải và ra sau lưng. Cơn đau thường xuất hiện sau những bữa ăn chứa nhiều dầu mỡ và có thể kèm theo các triệu chứng buồn nôn, sốt cao, vàng da. Khi bị viêm túi mật cấp tính, người bệnh cần được đưa tới bệnh viện cấp cứu để tránh nguy hiểm tới tính mạng.

Điều trị bằng thuốc

Tùy theo tình trạng và mức độ viêm túi mật của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ cho chỉ định điều trị hợp lý. Thông thường, người bệnh sẽ được nghỉ ngơi tại chỗ, truyền dịch để nuôi dưỡng và cân bằng nước điện giải. Kháng sinh là thuốc đầu tay trong điều trị viêm túi mật. Bên cạnh đó các thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc giãn cơ trơn cũng được chỉ định để làm giảm triệu chứng do viêm túi mật gây ra

Khoảng 80% trường hợp người bệnh viêm túi mật cấp đáp ứng tốt với các thuốc điều trị, sau đó tùy theo đánh giá chức năng túi mật sẽ có chỉ định điều trị tiếp theo: có thể sẽ phải phẫu thuật cắt túi mật hoặc người bệnh được xuất viện về nhà theo dõi thêm.

Mổ cắt túi mật

Phẫu thuật cắt túi mật trong điều trị viêm túi mật cấp được chia thành 2 trường hợp là mổ cấp cứu và mổ phiên.

- Mổ cấp cứu: Trong trường hợp viêm túi mật không đáp ứng với điều trị nội khoa bằng thuốc mà tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng hoặc có biến chứng nguy hiểm như: túi mật hoại tử, viêm túi mật mủ, viêm phúc mạc mật, áp xe túi mật, áp-xe gan… người bệnh sẽ được tiến hành phẫu thuật cắt túi mật. Hiện nay thường mổ túi mật qua đường nội soi.

- Mổ phiên: Thường được thực hiện sau một đợt điều trị nội khoa để ổn định nhiễm trùng, nhất là ở người già có bệnh tim mạch, đái tháo đường. Những người bị viêm túi mật cấp mức độ nặng cũng phải tích cực điều trị những rối loạn chức năng của các cơ quan và cần phải dẫn lưu túi mật để giải quyết tình trạng viêm nhiễm. Sau khoảng 2-3 tháng, khi tình trạng chung của bệnh nhân được cải thiện thì mới thực hiện phẫu thuật cắt túi mật.

Mổ cắt túi mật là giải pháp cuối cùng cho người bị viêm túi mật

Mổ cắt túi mật là giải pháp cuối cùng cho người bị viêm túi mật

Điều trị viêm túi mật mạn tính

Viêm túi mật mạn chủ yếu là hậu quả của những đợt viêm cấp không được điều trị hiệu quả dẫn đến tái đi tái lại nhiều lần. Thành túi mật bị dày lên, xơ hóa và mất dần chức năng. Lúc này phẫu thuật cắt túi mật là phương pháp điều trị đem lại hiệu quả tối ưu nhất.

- Cắt túi mật nội soi là phương pháp được các y bác sĩ sử dụng nhiều nhất. Phẫu thuật này có vết mổ nhỏ hơn, bệnh nhân hồi phục nhanh và thường được xuất viện sau 1-2 ngày.

- Mổ hở cắt túi mật thường được thực hiện trong những trường hợp không thể mổ nội soi. Túi mật được cắt thông qua một vết mổ dài ở phía trên bên phải vùng bụng. Người bệnh thường được xuất viện sau 5-7 ngày.

Chăm sóc cho người bị viêm túi mật

Viêm túi mật dù là cấp tính hay mạn tính cũng gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. 3 mẹo dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện được những triệu chứng do viêm túi mật gây ra cũng như làm giảm nguy cơ khiến bệnh trở nặng và gây biến chứng.

Xoa bóp giảm đau

- Người bệnh nằm ngửa, người chăm sóc dùng 4 ngón tay xoa từ vai phải đến bụng và tới hạ sườn, lặp lại từ 3 - 5 phút, sau đó dùng bàn tay xoa hai bên sườn cho nóng lên.

- Người bệnh nằm ngửa, hai chân co, hai bàn tay chồng lên nhau đặt lên bụng phần rốn rồi xoa lên xuống trong khoảng 5 phút, khi thấy bụng nóng lên là được.

Lưu ý: Mỗi ngày có thể thực hiện 1 - 2 lần, liên tục trong khoảng 10 - 15 ngày.

Chế độ ăn tốt cho túi mật

Người bị viêm túi mật cần thực hiện chế độ ăn ít chất béo, tránh đồ chiên rán, chế biến sẵn; tăng cường ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin, đạm thực vật, cá, thịt da cầm… Sau đây là số món ăn tốt cho túi mật mà bạn có thể tham khảo:

- Canh hạt đậu

  • Nguyên liệu: 30g đậu đỏ, 30g đậu xanh
  • Cách chế biến: Vo sạch đậu đỏ và đậu xanh. Cho đậu đỏ và đậu xanh đã rửa sạch vào nồi nước để sắc. Khi các nguyên liệu đã chín nhừ, cho thêm lượng đường trắng vừa đủ vào cùng. Có thể uống hàng ngày thay cho trà.
  • Tác dụng: đậu xanh và đậu đỏ đều có hàm lượng dinh dưỡng cao có giúp thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Món ăn này giúp giảm các triệu chứng viêm túi mật và sỏi mật một cách hiệu quả.

- Canh đậu đỏ cá chép

Người bị viêm túi mật nên ăn canh cá chép đậu đỏ

Người bị viêm túi mật nên ăn canh cá chép đậu đỏ

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 con cá chép, 120g đậu đỏ; 6g vỏ quýt
  • Cách chế biến: Cá chép sơ chế và rửa sạch, đậu đỏ vo sạch. Cho cá chép vào nồi với lượng nước vừa đủ, sau đó cho tiếp vỏ quýt và đậu đỏ vào nấu chung cho đến khi các nguyên liệu đều chín nhừ, nêm nếm gia vị vừa ăn sau đó tắt bếp.
  • Tác dụng: cá chép, vỏ quýt có tác dụng kích thích tiêu hóa, dễ tiêu, rất tốt cho người bệnh viêm gan và sỏi mật cấp tính hoặc những người có triệu chứng vàng da, vàng mắt, đi tiểu không thông.

Sử dụng 8 thảo dược quý

Bên cạnh việc xoa bóp và điều chỉnh chế độ ăn uống thì sử dụng các loại thảo dược tốt cho gan mật cũng là một giải pháp hỗ trợ đắc lực cho người bị viêm túi mật. Đặc biệt phải kể đến 8 loại thảo dược quý bao gồm: Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Kim tiền thảo, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác giúp tăng cường chức năng gan, lợi mật, kháng khuẩn, kháng viêm từ đó làm giảm các triệu chứng đau bụng, đầy trướng, khó tiêu do viêm túi mật đồng thời hỗ trợ bào mòn sỏi mật hiệu quả.

Điều trị viêm túi mật từ giai đoạn sớm sẽ giúp cải thiện được tình trạng bệnh một cách dễ dàng hơn và ngăn ngừa được nhiều biến chứng nguy hiểm. Hy vọng những nội dung trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các phương pháp điều trị sỏi mật và biết cách chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật