Bệnh túi mật xảy ra rất phổ biến nhưng hầu hết mọi người vẫn còn chủ quan. Chỉ đến khi có biến chứng mới thăm khám và điều trị. Khi này, khả năng phải cắt túi mật sẽ rất cao. Để bảo vệ túi mật của mình, bạn cần tự trang bị kiến thức xoay quanh các bệnh về túi mật, cách nhận biết sớm cũng như làm sao để điều trị bệnh hiệu quả.

Bệnh túi mật xảy ra rất phổ biến nhưng nhiều người vẫn còn chủ quan.

Bệnh túi mật xảy ra rất phổ biến nhưng nhiều người vẫn còn chủ quan.

Bệnh túi mật là gì?

Bệnh túi mật là tên gọi chung của các bệnh lý xảy ra ở túi mật. Ở người khỏe mạnh, dịch mật được sản xuất tại gan, sau đó đổ xuống túi mật để dự trữ. Khi thức ăn xuống ruột non, túi mật sẽ giải phóng một lượng dịch mật vừa đủ để tiêu hóa chất béo trong thức ăn. Có 3 loại bệnh túi mật thường gặp nhất là sỏi túi mật, viêm túi mậtpolyp túi mật.

Sỏi túi mật

Sỏi túi mật là những viên sỏi nhỏ hình thành trong túi mật do sự mất cân bằng các thành phần trong dịch mật. Sỏi có 2 loại là sỏi cholesterol và sỏi sắc tố. Tuy nhiên theo TS Dương Xuân Nhương, sỏi túi mật ở Việt Nam đa số vẫn là sỏi cholesterol. Loại sỏi này được hình thành khi lượng cholesterol trong dịch mật tăng quá cao, kết hợp với việc dịch mật bị ứ đọng do vận động đường mật kém hoặc nhiễm khuẩn đường mật sẽ bị kết tụ lại thành sỏi. Càng những người bị thừa cân, tiểu đường, ít vận động, ngồi nhiều, càng có nguy cơ bị sỏi cholesterol trong túi mật cao hơn.

Polyp túi mật

Bên cạnh sỏi túi mật, polyp túi mật cũng là một bệnh túi mật hay gặp. Bản chất của polyp là các mô lành tính mọc đơn độc hoặc thành chùm (đa polyp) từ lớp niêm mạc bên trong túi mật. Tuy nhiên, nếu polyp kích thước quá lớn (thường là trên 10mm), phát triển quá nhanh, hình dạng xù xì, chân lan rộng, chúng sẽ có nguy cơ tiến triển thành ung thư. Với những trường hợp này, chỉ định cắt túi mật luôn là ưu tiên hàng đầu.

Polyp túi mật đa số lành tính nhưng vẫn có 1 tỷ lệ nhỏ phát triển thành ung thư.

Polyp túi mật đa số lành tính nhưng vẫn có 1 tỷ lệ nhỏ phát triển thành ung thư.

Viêm túi mật

Phải đến 90% trường hợp viêm túi mật là hậu quả của sỏi túi mật. Khi sỏi xuất hiện trong túi mật, chúng có thể gây kẹt cổ túi mật tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào vị trí tổn thương, từ đó gây viêm. Viêm túi mật có thể diễn ra đột ngột (viêm túi mật cấp), hoặc tái phát nhiều lần (viêm túi mật mãn tính). Viêm túi mật cấp tính hay mãn tính đều nguy hiểm, trong đó viêm túi mật cấp tính được xem là một cấp cứu ngoại khoa và cần được xử lý kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết các bệnh về túi mật

Hầu hết các bệnh túi mật đều có những triệu chứng gần giống nhau. Nếu bạn thường gặp các dấu hiệu dưới đây, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra túi mật của mình.

  • Đầy trướng, khó tiêu, chán ăn: Nhiều người thường nhầm lẫn đây là dấu hiệu của các bệnh dạ dày - tá tràng hay rối loạn tiêu hóa thông thường. Nhưng nếu thường xuyên bị đầy trướng, khó tiêu, đặc biệt khi ăn nhiều dầu mỡ, hãy nghĩ đến bệnh về túi mật.
  • Đau: Cơn đau do bệnh túi mật thường xuất hiện ở hạ sườn phải, có thể lan lên vùng thượng vị, ngực hoặc sau lưng. Vì thế, nhiều người cũng nhầm sang đau dạ dày tương tự như triệu chứng đầy trướng khó tiêu. Cơn đau có có thể âm ỉ, ngắt quãng hoặc đau dữ dội, kéo dài.
  • Sốt, ớn lạnh: Đây dấu hiệu túi mật đã bị nhiễm trùng, cần sớm thăm khám và điều trị để tránh biến chứng.

Ngoài ra, một số ít người mắc bệnh túi mật sẽ bị vàng da, vàng mắt, nước tiểu màu vàng. Triệu chứng này xuất hiện khi túi mật bị viêm nặng và dịch mật bị tắc nghẽn.

Triệu chứng đau, đầy trướng do bệnh túi mật có thể bị nhầm lẫn với bệnh dạ dày.

Triệu chứng đau, đầy trướng do bệnh túi mật có thể bị nhầm lẫn với bệnh dạ dày.

Cách điều trị bệnh túi mật từ Đông - Tây Y

Cả Tây Y và Đông Y đều có những bước tiến mới trong điều trị các bệnh về túi mật. Nhờ đó, người bệnh túi mật có nhiều cơ hội bảo tồn được túi mật của mình hơn.

Điều trị bệnh túi mật trong Tây Y

Với Tây Y, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân chung sống hòa bình với bệnh. Việc điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật sẽ được áp dụng khi các triệu chứng xuất hiện thường xuyên và người bệnh có biến chứng.

  • Dùng thuốc: Nếu có viêm, bạn sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nếu bị sỏi cholesterol, bạn sẽ được sử dụng thuốc tan sỏi. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng có nhiều nhược điểm như chỉ hiệu quả với sỏi cholesterol kích thước nhỏ dưới 2cm. Việc điều trị bằng thuốc cũng kéo dài đến hàng năm và trong quá trình này, rất nhiều người bệnh gặp tác dụng phụ buộc phải ngừng thuốc.
  • Phẫu thuật: Trước đây, các bác sĩ thường chỉ định cắt túi mật bằng cách mổ hở. Tuy nhiên hiện nay phương pháp này không còn được áp dụng nhiều do thời gian nằm viện và hồi phục sau phẫu thuật lâu. Thay vào đó, người bệnh túi mật sẽ được cắt túi mật bằng phương pháp nội soi ít xâm lấn hơn. Đặc biệt, nhiều trường hợp bị sỏi túi mật sẽ không phải cắt túi mật nhờ được can thiệp nội soi mật tụy ngược dòng lấy sỏi hoặc tán sỏi bằng laser. Mặc dù sau phẫu thuật, nguy cơ tái phát sỏi vẫn còn khá cao (30%) nhưng nhìn chung đây vẫn là phương pháp ít gây rủi ro cho người bệnh trong quá trình phẫu thuật.

Xem thêm: Các phương pháp phẫu thuật trong điều trị bệnh sỏi mật

Lợi thế của Đông y trong điều trị bệnh túi mật

Đông Y có nhiều vị dược thảo hỗ trợ điều trị bệnh túi mật hiệu quả.

Đông Y có nhiều vị dược thảo hỗ trợ điều trị bệnh túi mật hiệu quả.

Các phương pháp điều trị bệnh túi mật từ Tây Y thường tập trung vào triệu chứng và vấn đề cấp thiết nhất mà người bệnh đang gặp phải. Ví dụ, có viêm thì dùng chống viêm, có sỏi thì phẫu thuật lấy sỏi. Nhưng theo TS. BS Vũ Thị Khánh Vân, với Đông Y, quan điểm chữa bệnh phải chữa từ gốc sẽ được ưu tiên hơn.

Cụ thể với sỏi túi mật, có 3 nguyên nhân chính gây sỏi là ứ trệ dịch mật do giảm vận động đường mật, nhiễm khuẩn và suy giảm chức năng gan gây mất cân bằng các thành phần trong dịch mật. Vì vậy, ngoài việc bào mòn sỏi bằng các vị thuốc “nhuyễn kiên” như Kim tiền thảo, các thầy thuốc Đông Y thường kết hợp thêm những vị thuốc tác động vào nguyên nhân gây sỏi khác như:

  • Hoàng bá để kháng khuẩn, kháng viêm
  • Diệp Hạ Châu, Nhân trần để tăng cường chức năng gan, thanh nhiệt.
  • Uất kim, Chỉ Xác để tăng vận động đường mật, giảm ứ trệ dịch mật

Nguyên tắc điều trị này đặc biệt hiệu quả với những người bệnh mà Tây Y chưa có chỉ định phẫu thuật và những người bệnh đã phẫu thuật rồi để phòng tái phát sỏi - một trong những vấn đề đang làm đau đầu cả người bệnh và thầy thuốc Tây Y.

Đó là sỏi túi mật. Còn với polyp túi mật, khi Tây y chưa có chỉ định mổ thì y học cổ truyền cũng có những vị thuốc có tác dụng làm mềm nhỏ các khối u như Uất kim (nghệ).

Hoạt chất curcumin trong nghệ đã được nghiên cứu trong và ngoài nước chứng minh có khả năng ức chế  ức chế sự phát triển của các mạch máu nuôi dưỡng khối u, polyp lành tính. Khi các tế bào phát triển thành khối u thì sẽ có các mạch máu nuôi dưỡng khối u đó. Nếu nguồn dinh dưỡng này bị chặn lại,polyp sẽ chậm phát triển.

Ngoài ra còn có các vị thuốc như hoàng cầm, diệp hạ châu, nhân trần... có tác dụng kháng viêm, tăng cường miễn dịch, hạ cholesterol máu và  ngăn ngừa cholesterol không bám vào polyp.

Lời khuyên về chế độ ăn cho người bệnh túi mật

Người bệnh túi mật cần chú ý đến chế độ ăn hàng ngày.

Người bệnh túi mật cần chú ý đến chế độ ăn hàng ngày.

Chế độ ăn khoa học rất quan trọng trong điều trị bệnh nói chung. Đặc biệt là các bệnh liên quan đến tiêu hóa như bệnh túi mật. Các thầy thuốc Đông Y quan niệm rằng, ăn uống có thể ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể. Muốn điều trị bệnh tốt thì người bệnh túi mật cần có chế độ ăn khoa học và đảm bảo an toàn..

Một số lời khuyên về chế độ ăn người bệnh túi mật nên thực hiện là:

  • Hạn chế chất béo, đặc biệt là thực phẩm chứa chất béo bão hòa, cholesterol như đồ chiên rán, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn. Tuy nhiên hạn chế không có nghĩa là kiêng hoàn toàn. Bởi nhiệm vụ của dịch mật là tiêu hóa chất béo. Nếu kiêng hoàn toàn cũng khiến dịch mật không được sử dụng thường xuyên, bị ứ đọng lại gây sỏi.
  • Ăn nhiều rau củ quả để làm chậm quá trình hấp thu chất béo và tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
  • Giảm bớt các đồ ăn chứa nhiều đường, tinh bột: Những thực phẩm này sẽ làm tăng đường huyết - 1 trong những yếu tố nguy cơ gây sỏi túi mật, viêm túi mật.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để duy trì lượng nước bình thường trong dịch mật, từ đó ngăn ngừa sự mất cân bằng các thành phần trong dịch mật làm hình thành sỏi.

Bên cạnh đó, người bệnh túi mật cũng cần chú ý ăn chín uống sôi, hạn chế chiên rán đồ ăn và dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện. Việc tập luyện sẽ giúp dịch mật được lưu thông tốt hơn, từ đó giảm nguy cơ sỏi tăng kích thước hay viêm túi mật.

Các bệnh túi mật có thể tiến triển âm thầm nhưng nếu hiểu về bệnh, biết cách phát hiện sớm và điều trị thì vẫn có thể kiểm soát được. Hãy duy trì thói quen sống lành mạnh và theo dõi định kỳ, bạn sẽ bảo vệ được túi mật của mình!

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật